Bệnh viêm da cơ địa – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh

benh-viem-da-co-dia-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-01

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, thường dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở trẻ em. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ là bước đệm quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị. Hãy cùng Carerum tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa bạn nhé.

benh-viem-da-co-dia-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-03

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Các bệnh viêm da cơ địa thường dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Một phần là do các dấu hiệu nhận biết thường khá giống nhau, làm cho người bệnh nhầm lẫn. Vì vậy khó tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khi mắc bệnh viêm da cơ địa, người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

Cảm giác mẩn ngứa

Bệnh viêm da cơ địa thường gây cảm giác đau rát và ngứa trên bề mặt da. Nguyên nhân là do các tác nhân gây hại theo các kẽ nứt, tổn thương xâm nhập vào da. Khiến hệ miễn dịch tự nhiên giải phóng histamin bảo vệ gây cảm giác đau rát và ngữa.

Những cơn đau rát da và ngứa thường xuất hiện vào buổi tối. Do lúc này nhiệt độ và độ ẩm trong không khí giảm xuống, khiến da bị khô. Lớp biểu bì bảo vệ da hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra những cơn ngứa khó chịu.

Da bị sưng phù – triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Sau một thời gian hình thành, những ban đỏ và tổn thương trên da xuất hiện ngày càng nhiều. Trên bề mặt da không chỉ xuất hiện những nốt mẩn đỏ và còn trở nên khô rát và sưng phù.

Bên cạnh đó, những tổn thương trên da bắt đầu có xu hướng lan rộng sang các vùng cơ thể khác như cổ, tay, chân, bẹn…gây khó chịu cho người bệnh. Lúc này người bệnh thường có phản xạ gãi hoặc cọ xát phần tổn thương với mong muốn giảm bớt cơn ngứa. Nhưng điều này khiến tổn thương lan rộng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da.

Mụn nước tiết dịch

Dấu hiệu ban đỏ và mụn nước thường  khiến bạn nhầm lẫn viêm da cơ địa và tổ đỉa. Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa mụn nước thường xuất hiện ở cổ tay hoặc cổ chân. Còn với viêm da cơ địa, mụn nước có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. Nó thường xuất hiện cùng vào ban đỏ và mẩn ngứa.

Mụn nước thường nhỏ li ti, tồn tại khoảng 3-5 ngày rồi tự vỡ ra, chảy dịch vàng. Sau đó nó sẽ tự khô và đóng vảy hơi vàng. Khi vỡ ra mụn nước thường gây ngứa rát, khó chịu, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Viêm da cơ địa thường tái phát theo chu kì ngứa da, da khô rát, sưng phù, tổn thương da, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy. Những biểu hiện này của bệnh rất khó kiểm soát và thường tái phát liên tục.

Việc xác định các triệu chứng viêm da cơ địa khá quan trọng. Nó giúp bác sĩ xác định được tình trạng, giai đoạn phát triển của bệnh. Vì ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bệnh rất khác nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị bệnh phù hợp.

benh-viem-da-co-dia-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-01

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, các triệu chứng viêm da cơ địa có rất nhiều nguyên nhân gây ra do người bệnh vô tình mắc phải. Đó có thể là do di truyền hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Da của chúng ta được tạo thành từ một lớp ngoài (lớp biểu bì), lớp giữa (lớp hạ bì) và lớp bên trong (lớp dưới da). 3 lớp này hoạt động nhịp nhàng, phối hợp với nhau để định hướng các tế bào, sợi và những cấu trúc vô định khác trên da tạo nên một làn da khỏe mạnh.

Lớp biểu bì cũng có các lớp khác nhau: Lớp biểu bì phân hóa thành 5 lớp khác nhau: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng ( tuyến dầu) và lớp sừng. Lớp sừng – phần có thể nhìn thấy của da – giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng.

Ở những người bị bệnh chàm, lớp sừng không thể cung cấp đủ sự bảo vệ vì nó bị tổn thương do phản ứng viêm xảy ra trên da. Một nguyên nhân khác có thể có một gen đột biến ảnh hưởng đến việc sản xuất protein filaggrin, mà cơ thể cần để tạo ra lớp ngoài của da.

Vì không đủ filaggrin, sự cân bằng chất béo trong da thay đổi, khiến da mất nhiều độ ẩm. Da bị tổn thương cũng giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây kích ứng, dị ứng (các chất có thể kích hoạt dị ứng) và vi trùng có thể gây nhiễm trùng trên da.

benh-viem-da-co-dia-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-02

Cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa

Giữ ẩm cho làn da phòng tránh bệnh viêm da cơ địa

Bạn có thể sử dụng dầu tắm, kem, thuốc mỡ hoặc thuốc xịt khoáng để giữ ẩm cho da. Làn da được cung cấp đầy đủ sẽ giúp giảm cảm giác khô rát và giảm ngứa hiệu quả.

Nhiệt độ nóng ẩm có thể khiến tình trạng ngứa và tróc da nặng thêm. Bạn hãy mua một máy tạo độ ẩm để không khí trong nhà mát mẻ và đủ ẩm hơn nhé.

Kem giảm ngứa và giúp lành da

Các loại chế phẩm có thành phần hydrocortisone sẽ không cần kê toa, nó có chứa ít nhất 1 phần trăm hydrocortison. Tuy nhiên không nên sử dụng quá hai lần một ngày vào khu vực bị ảnh hưởng.

Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi xoa kem giảm ngứa. Điều này giúp kem thuốc thấm vào da tốt hơn. Khi triệu chứng đã được cải thiện, bạn có thể sử dụng loại kem này với tần suất thấp hơn để ngăn ngừa viêm da cơ địa bùng phát.

Dùng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống ngứa

Các lựa chọn bao gồm thuốc chống dị ứng không cần kê toa (thuốc kháng histamine) – chẳng hạn như cetirizine (Zyrtec) hoặc fexofenadine (Allegra). Ngoài ra, diphenhydramine (Benadryl) có thể hữu ích nếu bạn cảm thấy ngứa nặng. Nhưng nó có thể gây buồn ngủ, vì vậy bạn nên dùng trước khi đi ngủ.

Bảo vệ vùng da bị tổn thương

Nên bảo vệ vùng da bị ảnh hưởng bằng băng y tế. Điều này giúp da hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn gây hại và giúp chống trầy xước. Đối với trẻ em, bạn có thể cắt móng tay và đeo găng tay cho bé vào ban đêm.

Bên cạnh đó, bạn có thể giảm kích ứng bằng cách loại bỏ quần áo thô, chật hoặc trầy xước. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, nên chọn mặc quần áo phù hợp trong thời tiết nóng hoặc trong khi tập thể dục để tránh mồ hôi gây nhiễm khuẩn vết thương.

Lựa chọn xà phòng phù hợp với làn da

Bạn nên vệ sinh da thường xuyên và đúng cách để hạn chế vi khuẩn tấn công. Đồng thời bạn cần lựa chọn những loại xà phòng có độ pH phù hợp với da.

Ngoài ra khi tắm da nên được làm khô cẩn thận bằng khăn mềm và sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da. Những chiết xuất có chứa axit béo bao gồm dầu hoa anh thảo, linoleic và / hoặc axit linolenic hoặc ceramide nên được ưu tiên lựa chọn.

Giảm căng thẳng và lo lắng

Căng thẳng và các rối loạn cảm xúc khác có thể làm nặng thêm tình trạng viêm da dị ứng. Do đó, đừng quá lo lắng, căng thẳng, stress. Nó rất dễ kích thích gia tăng nhiều hormone cortisol làm hệ miễn dịch của da suy yếu. Điều này làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đừng quên theo dõi Carerum để có thêm những thông tin mới nhất về bệnh học, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm:

Cách chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa tại bệnh viện

Cách chăm sóc trẻ viêm da cơ địa tại nhà