Cách chăm trẻ biếng ăn đơn giản cho bà mẹ trẻ

cach-cham-tre-bieng-an-don-gian-cho-ba-me-tre-02

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ, mới biết câu hỏi “Cách chăm trẻ biếng ăn như thế nào?” luôn khiến cho bao ông bố, bà mẹ trẻ băn khoăn tìm lời giải đáp. Một số chỉ dẫn đưới đây sẽ cho các mẹ những tuyệt chiêu dụ con ăn ngon lành, để mỗi bữa ăn không còn là “cuộc chiến” với con trẻ.

cach-cham-tre-bieng-an-don-gian-cho-ba-me-tre-01

Thực hiện nguyên tắc 3 KHÔNG khi cho trẻ ăn

Nhiều mẹ có thói quen mở tivi cho con xem, bầy một đống đồ chơi trước mặt bé hay bế bé đi ăn rong khắp làng chỉ với mong muốn là con ăn hết bát cơm. Tuy nhiên, việc làm này khiến mẹ vô tình trở thành “thủ phạm” làm con biếng ăn, bởi những thứ đó sẽ thu hút mọi sự tập trung của trẻ khiến con quên mất việc phải ăn. Trẻ sẽ chỉ nhìn chăm chăm vào tivi hay nhiệt tình chơi trò chơi mà không hề để ý đến việc mẹ đang thúc ép cho ăn ở một bên. Bởi vậy cách chăm trẻ biếng ăn tốt nhất cho các mẹ là kiên trì nguyên tác không ti vi, không đi rong, không đồ chơi.

Giới hạn thời gian ăn cho trẻ biếng ăn

Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 – 30 phút, không nên kéo dài quá lâu, tránh tình trạng ê a hàng tiếng không hết bát cơm. Các mẹ cần tuyệt đối tránh để bé nhởn nha, ngậm đi ngậm lại miếng ăn hay cho bé ăn rong, đồng thời cũng không nên thúc giục trẻ. Chỉ dành tối đa 30 phút cho một bữa ăn. Nếu bé không muốn ăn nữa, mẹ cũng không nên cố ép bé, thya vào đó hãy khéo léo dụ bé ăn tiếp vào khoảng thời gian thích hợp sau đó.

Đáp ứng khẩu vị của trẻ

Mỗi người lại có cảm giác hứng thú đặc biệt với một số loại thức ăn, trẻ em cũng vậy, việc để bé lựa chọn thực đơn cho mình là cách làm cho trẻ hết biếng ăn cực hiệu quả. Khi đã tìm ra món ăn mà trẻ yêu thích và chịu ngoan ngoãn há miệng ăn ngon lành, các bà sẽ dễ dàng hơn trong lựa chọn và cân bằng dinh dưỡng cho bé. Dù cho món ăn bé thích có thể không đủ dinh dưỡng, nhưng mẹ có thể cân bằng nó với việc bổ sung bằng các món ăn nhẹ hay các loại sữa công thức khác. Khi bé đã có hứng thú với việc ăn uống, chắc chắn việc dỗ dành bé ăn thêm các loại thực phẩm khác cũng không còn quá khó khăn với mẹ.

cach-cham-tre-bieng-an-don-gian-cho-ba-me-tre-02

Để trẻ biếng ăn tự “chinh phục” bữa ăn của mình

Không có thời gian cho con ăn khiến nhiều bà mẹ bón và ép con ăn nhanh nhất có thể. Việc này đổi lại có thể khiến bé thể hiện thái độ chống đối như: ngậm chặt miệng, phun hoặc chớ thức ăn ra ngoài, không chịu nuốt thức ăn,… lâu dần sẽ không còn hứng thú với việc ăn uống. Lựa chọn tốt nhất cho mẹ trong trường hợp này đó là để cho bé làm chủ bữa ăn của mình.

Nếu bé đã tự biết cầm thìa, mẹ hãy để bé tự xúc ăn, tự bốc thức ăn,.. còn mình thì ngồi bên khuyến khích bé. Có thể sự vụng về sẽ khiến bé làm rơi thức ăn, vỡ bát,.. nhưng cảm giác thích thú khi tự ăn sẽ khiến bé bớt biếng ăn hơn.

Đây là cách chăm trẻ biếng ăn mà mẹ cần hết sức lưu ý, mẹ không nên làm hết mọi việc và chỉ dành cho con duy nhất một miệng là mở miệng đón nhận thức ăn và nhai. Việc nãy sẽ dần hình thành thói quen dựa dẫm ở trẻ, khiến trẻ biếng ăn hơn. Việc để bé thoái mái với đồ ăn của mình, để bé tự xúc cơm ăn,… có thể khiến mẹ khó chịu bởi đồ ăn vung vãi và quàn áo bé bị bẩn hết nhưng lại là một cách làm cho trẻ hết biếng ăn cực tốt.

Hấp dẫn con bằng “màu sắc”

Những món ăn được trình bày đẹp, màu sắc bắt mắt không chỉ hấp con trẻ mà cả người lớn cũng khó lòng cưỡng lại được. Sự đa dạng, bắt mắt từ các món ăn sẽ dẫn dụ con thu hút vào sự bày biện đó cũng tạo cảm giác muốn nếm thử ở trẻ. Những màu sắc rực rỡ từ rau củ, những hình thù ngộ nghĩnh mẹ tạo ra từ cơm hay bánh trái sẽ gây sự chú ý cho con. Các mẹ chỉ cần những món rau kết hợp cùng những món ăn màu sắc khác như củ quả cũng đủ để “bắt mắt” trẻ.

Khen ngợi bé trong bữa ăn

Trẻ rất thích được khen. Vì vậy, khi con thử một đồ ăn mới mẹ hãy nhớ khen ngợi bé. Với cách làm này, mẹ đã ngầm gửi một thông điệp tới bé rằng khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và bé sẽ được khen. Và điều này sẽ tạo ra hiệu ứng cho những lần kế tiếp, khi bé  muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho. Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.

cach-cham-tre-bieng-an-don-gian-cho-ba-me-tre-03

Không tỏ thái độ khó chịu với bé

Chỉ cần con ăn ngoan, các mẹ không ngại giở “thủ đoạn”. Nhưng nhiều khi mất hàng tiếng đồng hồ “dụ dỗ” tìm mọi cách mà con vẫn không chịu ăn khiến các mẹ không thể nhẫn nại được mà phải đành lòng đánh mắng con vài câu. Việc làm này của mẹ đã tạo ra một bầu không khí “u ám” khiến trẻ sợ hãi và lâu ngày hình thành thói quen sợ ăn. Các cụ vẫn có câu “trời đánh còn tránh bữa ăn”, việc ăn uống cần hơn hết là sự vui vẻ, thoải mái, con trẻ cũng vậy, việc nặng nhẹ khi trẻ biếng ăn cũng không giúp ích gì cho các mẹ. Trẻ chỉ thực sự tự giác ăn khi thấy hứng thú.

Có nhiều bé biếng ăn chỉ bởi yếu tố tâm lý vì vậy khi cho bé ăn mẹ phải tạo không khí vui vẻ để giúp con có cảm giác ngon miệng hơn. Dù vất vả một chút, nhưng mẹ hãy để bé ăn cùng gia đình, ngồi ăn cùng con sẽ giúp con có thêm hào hứng khi ăn và đó cũng là cách để con quan sát người lớn ăn, học cách ăn. Khi bố mẹ làm cho trẻ cười được trong bữa ăn thì chúng sẽ xúc được thêm nhiều thìa cơm hơn, cũng sẽ tìm thấy được niềm vui trong mỗi bữa ăn.

Nói không với ăn vặt

Mẹ lo lắng vì bé lười ăn sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể vì vậy luôn chuẩn bị cho bé một kho đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Thức ăn nhanh, kẹo, bánh… là những thứ bé thường thích ăn bất cứ lúc nào. Tiếc là cách chăm trẻ biếng ăn này hoàn toàn mang lại tác dụng ngược. Những loại thức ăn này không hề tốt cho sức khỏe của con, lại làm giảm sự ngon miệng vào bữa chính nữa.

Nhiều mẹ cứ sợ con không đủ khẩu phần ăn sẽ đói, tuy nhiên khi bé chưa cảm thấy đói mà mẹ đã cho ăn, lâu dần sẽ khiến cho bé mất đi cảm giác thèm ăn. Vì vậy, mẹ đừng chiều con vô tội vạ bằng đồ ăn vặt, để không phải đau đầu nhức óc nghĩ cách cho con ăn thêm vài thìa cơm, cháo. Đôi khi việc để bé biết đến cảm giác đói cũng rất tốt vì khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn.

Xem thêm:

5 tuyệt chiêu chăm sóc trẻ biếng ăn cho mẹ

10 dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

8 dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ em mẹ chớ bỏ qua