Mang thai tuần thứ 29 – bé học cách mỉm cười

mang-thai-tuan-thu-29-be-hoc-cach-mim-cuoi-01

Giai đoạn mang thai tuần thứ 29 là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Lúc này, bé bắt đầu hoàn thiện các giác quan. Bé có thể nhận hương vị thức ăn thông qua nước ối. Đặc biệt, đây là giai đoạn bé học cách mỉm cười. Cùng Carerum tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi và những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần thứ 29 nhé.

mang-thai-tuan-thu-29-be-hoc-cach-mim-cuoi-01

Mang thai tuần thứ 29 và sự phát triển của bé

Tuần này, em bé của bạn lớn như một quả bí đao. Em bé có chiều dài 38,6-40cm và nặng 1,15-1,3kg. Tuần này các giác quan, hệ cơ quan và não bộ của bé tiếp tục phát triển.

Mắt: Chuyển động mắt nhanh chóng bắt đầu. Đồng tử mắt phản ứng với ánh sáng từ môi trường bên ngoài.

Não bộ: Sóng não bắt đầu hoạt động. Tế bào thần kinh đang hình thành.

Miệng: Chồi răng bắt đầu xuất hiện. Vị giác có thể phân biệt giữa ngọt và chua. Em bé của bạn có thể bắt đầu mỉm cười

Phổi: Hoạt động thở đều đặn hơn, theo nhịp đều đặn. Phế quản đang phát triển

Tủy xương: Bắt đầu sản xuất hồng cầu

Da: ít nhăn hơn vì chất béo dưới da được sản xuất và tích tụ nhiều hơn.

Xương: Lớp sụn mềm dần phát triển thành xương. Cơ thể trẻ cứng cáp hơn. Sọ vẫn mềm

Đến tuần này, bé bắt đầu hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, tần suất có thể bắt đầu giảm do không gian bên trong tử cung chật chội hơn. Điều này khiến bé khó thực hiện các cử động. Bé cũng có thể đạt được tư thế quay đầu hoặc ngôi mông trong tuần này. Trong trường hợp ngôi mông, vẫn còn thời gian để em bé di chuyển và quay đầu. Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

mang-thai-tuan-thu-29-be-hoc-cach-mim-cuoi-02

Những dấu hiệu mang thai tuần thứ 29

Dù bạn không nhận thấy sự phát triển của em bé trong bụng. Nhưng bạn có thể cảm nhận những động tác nấc, đạp nhẹ của bé. Lúc này, cơ thể bạn cũng có những sự thay đổi, giúp thích nghi với quá trình mang thai và chuẩn bị cho việc chuyển da.

Chứng nhức đầu, chóng mặt: Áp lực mà tử cung đang phát triển tác động lên các mạch máu có thể hạn chế lưu lượng máu đến một số bộ phận của não, gây ra hoa mắt hoặc chóng mặt. Sự thay đổi nội tiết tố và căng thẳng có thể gây ra đau đầu

Khó thở: Khi tử cung mở rộng đẩy cơ hoành lên, nó gây khó thở. Bạn có thể cảm thấy khó thở hơn vào ban đêm. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Đau lưng: Áp lực thêm do sức nặng của em bé ở lưng dưới gây ra đau lưng. Trong trường hợp đa thai, phụ nữ có thể cảm thấy áp lực nhiều hơn trên lưng.

Bệnh trĩ: Tử cung gây áp lực lên các mạch máu ở khu vực trực tràng và âm đạo, khiến các tĩnh mạch bị sưng lên. Đôi khi táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ có thai. Bệnh trĩ đôi khi có thể gây đau đớn cho mẹ bầu.

Não thai kỳ: “Não thai kỳ” là cụm từ để chỉ chứng bệnh hay quên ở phụ nữ mang thai. Nó khá phổ biến ở tam cá nguyệt thứ ba.

Thay đổi móng tay: Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến móng giòn hoặc thúc đẩy sự phát triển của chúng. Do đó, bạn nên dành thời gian để chăm sóc và cắt tỉa móng tay trông thời gian này.

Phù: Giữ nước trong cơ thể gây sưng mặt và chân.

Bốc hỏa: Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy nóng hơn. Đặc biệt nó có chiều hướng gia tăng vào mùa hè hoặc ở phụ nữ béo phì, mang thai lần thứ 2 trở lên.

Giãn tĩnh mạch: Tăng lưu lượng máu đến các phần dưới của cơ thể gây ra sưng các tĩnh mạch ở chân.

Những dấu hiệu mang thai này thường giảm dần sau khi sinh một vài tháng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về chúng. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung đủ dinh dưỡng và thăm khám thai định kỳ.

Những xét nghiệm, kiểm tra cần thực hiện khi mang thai tuần thứ 29

Trong tuần thứ 29 của thai kỳ, nếu bạn cảm thấy khỏe mạnh và không có điều gì bất thường. Bạn có thể gặp bác sĩ vào tuần thứ 30. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn nên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm HIV, viêm gan B. Xét nghiệm công thức máu chuyên sâu để xác định hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong máu. Trong hợp các nhóm vitamin và khoáng chất thấp hơn mức trung bình, bạn sĩ có thể kê đơn viên uống bổ sung cho bạn.

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm protein và glucose. Nó giúp phát hiện các vấn đề tiểu đường thai kỳ, viêm đường tiết niệu hoặc phát hiện protein cao. Đó có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật hoặc ngộ độc thai nghén.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Nếu kết quả sàng lọc glucose của bạn cho thấy glucose cao, thì xét nghiệm dung nạp glucose trong ba giờ sẽ được thực hiện. Mức glucose sẽ cao nếu cơ thể bạn không thể chuyển hóa thức ăn hiệu quả. Nó thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn.

Tiêm phòng Vắc-xin Tdap: Đó là vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà cho bé. Bạn nên tiêm vắc-xin Tdap vào khoảng tam cá nguyệt thứ ba. Ngay cả khi bạn đã tiêm Tdap trước khi mang thai, bạn sẽ phải lặp lại mũi tiêm này.

mang-thai-tuan-thu-29-be-hoc-cach-mim-cuoi-03

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 29

Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thế: Bạn cần uống khoảng ba lít chất lỏng, chủ yếu là nước. Điều này bổ sung nước ối, làm giảm khả năng táo bón, giảm sưng viêm và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương, cơ và răng của bé. Bạn có thể lấy chúng từ đậu, rau bina, đậu thận, đậu nành, hạnh nhân, hạt vừng và các sản phẩm từ sữa. Vitamin D cũng có sẵn trong sữa, trứng và cá. Bác sĩ có thể kê toa bổ sung nếu số lượng chất dinh dưỡng của bạn thấp.

Sắt: Nhu cầu sắt của bạn sẽ cao hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Vì em bé hấp thụ phần lớn chất sắt. Bao gồm nhiều đậu, rau bina, đậu phụ, thịt bò, thịt gà, đường thốt nốt, đậu phộng, ngô và ngũ cốc trong chế độ ăn uống của bạn.

Đồ ăn vặt giàu dưỡng chất: Ăn đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng và năng lượng như trái cây tươi và khô, bánh hấp, salad, đậu nành, bánh mì, mì xào, và các loại hạt. Nó giúp bạn giải tỏa cơn đói và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Dinh dưỡng tối đa: Bao gồm nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, mầm lúa mì, cám lúa mì, bột ngũ cốc và bánh mì. Tuy nhiên, dư thừa những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, canxi và kẽm của bạn. Do đó bạn nên dùng chúng trong chừng mực.

Những điều cần tránh khi mang thai tuần thứ 29

Có một số điều bạn nên tránh khi đang mang thai. Hãy chú ý để làm theo danh sách cảnh báo này.

Tránh hút thuốc hoặc ở xung quanh những người hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhẹ cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Đừng dùng thuốc. Cocaine, heroin, cần sa và các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh. Em bé của bạn có thể bị nghiện thuốc mà bạn đang lạm dụng.

Không uống rượu. Uống rượu là nguyên nhân chính của dị tật bẩm sinh có thể phòng ngừa, bao gồm cả  rối loạn rượu ở thai nhi .

Tránh tiếp xúc với mèo và thú cưng hoặc ăn thịt đỏ sống hoặc nấu chưa chín. Bạn có thể bị  nhiễm toxoplasmosis , một căn bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh.

Đừng thụt rửa. Âm đạo của bạn không cần làm sạch ngoài việc tắm bình thường. Thụt rửa làm gián đoạn các vi khuẩn hữu ích giữ cho âm đạo của bạn sạch sẽ.

Ở tuần thứ 29, em bé gần như đã phát triển và bạn có thể mong đợi em bé đến sau vài tuần nữa. Bạn nên tuân theo các thói quen lành mạnh trong suốt thai kỳ để sinh nở dễ dàng và suôn sẻ. Khi bạn ôm niềm vui nhỏ bé trong vòng tay, bạn sẽ quên đi tất cả những nỗi đau bạn đã trải qua trong suốt giai đoạn mang thai.

Xem thêm

Mang thai tuần thứ 28 – bé bắt đầu có những giấc mơ

Chăm sóc vú khi mang thai, bảo vệ nguồn sữa mẹ

9 bí quyết giúp mẹ giảm căng thẳng khi mang thai