Bệnh thủy đậu ở trẻ em – cha mẹ cần chú ý

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch bệnh. Tuy là bệnh lành tính nhưng thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh cần hết sức lưu ý để có biện pháp xử trí và phòng ngừa kịp thời. Hãy cùng Carerum tìm hiểu về bệnh thủy đậu nhé.

benh-thuy-dau-o-tre-em-cha-me-can-chu-y-04

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Virus Varicella Zoster (VZV) là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thủy đậu. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu là sự xuất hiện của các mụn nước trên da và niêm mạc miệng, lưỡi. Trẻ có thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi trong những ngày đầu phát bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể trị khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu trẻ được điều trị đúng cách và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc tự ý điều trị, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu và tử vong.

Con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu lây lan rất dễ dàng. Bởi vì nó có thể bắt đầu lây lan từ 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện, nó thường lây lan “âm thầm” mà không ai biết. Nó cũng có thể lây lan khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy.

Thủy đậu chủ yếu lây lan qua không khí. Virus có thể tồn tại trong không khí trong vài giờ. Nó có thể lây lan khi trẻ đang ở trong phòng có người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với “mầm bệnh” từ bên ngoài.

Thông thường, Virus xâm nhập vào cơ thể bằng mũi hoặc miệng. Nó thường phát triển 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Nó cũng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với virus. Trẻ có thể bị thủy đậu nếu trẻ chạm vào bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh.

Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như đồ chơi, khăn mặt, bàn chải đánh răng ở lớp hay  mặc quần áo, ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây lan bệnh thủy đậu.

benh-thuy-dau-o-tre-em-cha-me-can-chu-y-02

Dấu hiệu bệnh thủy đậu theo từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu thường có 4 giai đoạn với các dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết này để có cách xử trí và chăm sóc trẻ đúng cách.

Giai đoạn ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 -12 ngày. Trong giai đoạn này trẻ không có các biểu hiện mắc bệnh cụ thể nào. Vì vậy giai đoạn này thường khó nhận biết. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn có tốc độ lây lan cao nhất.

Giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc. Các nốt phát ban đỏ có đường kính vài milimet bắt đầu xuất hiện khắp cơ thể sau 1-2 ngày.

Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu, nôn mửa, viêm họng và nổi hạch sau tai. Các triệu chứng bệnh thủy đậu giai đoạn này thường dễ nhầm lẫn với sốt virus hoặc cảm cúm thông thường.

Do đó, nếu đang trong “mùa” dịch bệnh thủy đậu, khi cơ thể có những dấu hiệu khác lạ, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tê thăm khám kịp thời. Điều này giúp xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp cho trẻ.

Giai đoạn toàn phát

Trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói. Các nốt ban đỏ bắt đầu chuyển thành mụn nước hình tròn (trái rạ), chưa chất dịch bên trong.

Mụn nước xuất hiện ban đầu ở da đầu, mặt, lan dần xuống cổ và toàn thân. Một số trường hợp mụn nước có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

Trường hợp điều trị sai cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục do chứa mủ bên trong. Một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm khuẩn máu và tử vong. Do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ mắc thủy đậu.

Giai đoạn hồi phục

Sau 1- 2 tuần phát bệnh, nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và trẻ sẽ dần hồi phục.

Thời gian phục hồi kéo dài từ 3-4 ngày. Vị trí da bị tổn thương do nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ thâm sạm hoặc để lại sẹo. Vì vậy, ở giai đoạn này để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da. phụ huynh có thể sử dụng một số loại kem, thuốc trị sẹo theo hướng dẫn của bác sĩ.

benh-thuy-dau-o-tre-em-cha-me-can-chu-y-03

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên phụ huynh có thể tự điều trị, chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ ở các mụn nước, trẻ cần được điều trị nội trú tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý kịp thời.

Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, phụ huynh cần kết hợp chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

Cách chăm sóc trẻ bệnh thủy đậu

Đầu tiên cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người và tránh đến các khu vực công cộng, nơi tập trung đông người. Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió. Cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày trẻ có dấu hiệu phát ban.

Đồng thời, nên tránh cho trẻ ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh biến chứng trầm trong hơn. Trường hợp trẻ cần ra ngoài, phụ huynh nên lựa chọn các trang phục kín đáo. Đeo khẩu trang, đi tất tay, tất chân cho trẻ.

Bênh cạnh đó nên cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Điều này để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, phụ huynh nên cắt móng tay và giữ tay trẻ sạch sẽ.

Nếu người bị bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ, nên sử dụng các bao tay vải thoáng khí cho bé, để tránh tổn thương đến các mụn nước.

Vệ sinh cơ thể hàng ngày cho trẻ. Nên giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Đồng thời dùng nước ấm để tắm rửa. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Tuyệt đối tránh làm vỡ các mụn nước. Hoặc làm dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh. Điều này có thể khiến bệnh biến chứng trầm trọng hơn.

Lưu ý khi điều trị thủy đậu bằng thuốc

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ tại nhà, để bệnh mau lành và không để lại sẹo, phụ huynh có thể sử dụng một số thuốc trị bệnh thủy đậu theo hướng dẫn.

Đối với các nốt phát ban đỏ: Bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi nhẹ lên các nốt đỏ để kháng khuẩn. Đồng thời giúp ngăn ngừa hình theo sẹo thâm về sau.

Đối với các mụn nước đã vỡ: Sau khi vệ sinh cho trẻ, bạn có thể dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin. mỡ Penixilin. thuốc đỏ bôi lên các nốt mụn đã vỡ. Các nhóm thuốc này có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Đối với nốt mụn đóng vảy: Bạn có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị sẹo. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa chứa Phenol.

Ngoài ra, bạn nên chú ý vệ sinh đường hô hấp, mắt mũi cho trẻ hàng ngày. Bạn có thể dùng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi.

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em thông thường. Lưu ý, bạn không nên sử dụng thuốc Aspirin. Hay các chế phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt cho trẻ em và phụ nữ có thai. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm

Mẹ biết gì về bệnh rubella?

Bệnh viêm da cơ địa – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh