Cẩm nang chăm sóc trẻ – cách hạ sốt nhanh tại nhà

cam-nang-cham-soc-tre-cach-ha-sot-nhanh-tai-nha-02

Sốt cao có nguy hiểm cho trẻ hay không? Tại sao trẻ lại sốt. Hãy cùng Carerum tìm hiểu về phản xạ sốt và cách hạ sốt nhanh tại nhà cho trẻ qua bài viết sau.

cam-nang-cham-soc-tre-cach-ha-sot-nhanh-tai-nha-02

Sốt – phản ứng tự nhiên có nguy hiểm không?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc thương tích. Nó kích thích cơ thể huy động và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể để giúp chống lại nhiễm trùng.  Trong khi hầu hết các cơn sốt đều tự hạ xuống, đôi khi cần giảm sốt vì sự thoải mái của trẻ.

Trong một số trường hợp, nhiệt độ sẽ trở nên cực kỳ cao và cần được giảm càng sớm càng tốt (trong trường hợp nhiệt độ cơ thể là vượt quá 40° C, đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức).

cam-nang-cham-soc-tre-cach-ha-sot-nhanh-tai-nha-03

Cách hạ sốt nhanh ngay tại nhà

Xông hơi và tắm nước ấm – cách hạ sốt nhanh tại nhà

Vì nước giúp di chuyển hơi nóng ra khỏi cơ thể nhanh hơn không khí. Vì vậy, xông hơi và tắm nước ấm là một phương pháp hiệu quả để giảm sốt. Có thể sử dụng cách chườm nước ấm, xông hơi để giảm cơn sốt cho trẻ trong khi chờ đợi các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt phát huy tác dụng. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp này:

Sử dụng nước ấm, nhiệt độ của nước nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ một chút sẽ giúp giảm sốt nhanh nhất. Nên sử dụng nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ của nước

Có thể thêm vào nước một vài giọt tinh dầu xả hoặc tinh dầu tràm. Tinh dầu sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.

Có thể cho trẻ xông nước gừng và tắm nước gừng ấm. Tính nóng của gừng sẽ giúp các  lỗ chân lông giãn nở, giúp da thoáng mát, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt phương pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Sốt có thể dẫn đến mất nước. Do đó khi trẻ bị sốt cần cung cấp và bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ. Đối với trẻ em trên 3 tuổi, nước lọc luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây như nước cam, nước chanh…giúp bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nếu trẻ bị ho, kèm theo nhiều dịch nhầy, có thể cho trẻ uống thêm các loại trà thảo dược như trà gừng mật ong, trà chanh mật ong…vừa giúp bổ sung nước, vừa giúp giảm các triệu chứng ho và thở khò khè. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Vì vậy để bổ sung nước nên tăng số lần bú mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ.

Tối ưu hóa nhiệt độ cơ thể trẻ và nhiệt độ phòng

Để giúp hạ sốt nhanh và giúp trẻ dễ chịu hơn, khi trẻ bị sốt không nên ủ trẻ quá kĩ. Thay vào đó, nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát. Đồng thời nên mở cửa sổ, tạo cho trẻ một không gian thoáng khí, trong lành. Nếu sử dụng điều hòa, không nên để hơi lạnh thổi trực tiếp vào trẻ. Đồng thời, nên đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng nhẹ, tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

cam-nang-cham-soc-tre-cach-ha-sot-nhanh-tai-nha-03

Cách hạ sốt nhanh bằng thuốc Tây y

Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng cho trẻ. Liều lượng cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo an toàn và hạ sốt nhanh cho trẻ. Bên cạnh đó, không nên sử dụng nhiều loại thuốc để hạ sốt cho trẻ trong một lần, cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa hai lần sử dụng thuốc hạ sốt, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Hiện nay, có một số thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ em như:

Paracetamol

Còn gọi là acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng trong việc hạ sốt cho trẻ em. Khoảng cách giữa 2 liều thường cách nhau 4 giờ.

Ibuprofen

Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể có các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi có kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.
  • Dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

Aspirin

Được các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Vì nó có những tác dụng bất lợi cho sức khỏe  và làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye – một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

Hiểu đúng việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ mau lành bệnh và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hạ sốt đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, mẹ nên bổ sung thức ăn giàu calorie. Khi sốt cơ thể dễ mất nước và sử dụng nhiều năng lượng hơn. Vì vậy cơ thể trẻ cần tiêu thụ thêm carlo. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Đồng thời cân đối, bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng vào thực đơn của trẻ.

Xem thêm:

Cách dùng tinh dầu tràm trị cảm cúm, hạ sốt cho trẻ

Sốt khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?

Cách xông tinh dầu trị cảm cúm, giảm ho hiệu quả