Cách dùng dầu tràm trị ho cho bé đơn giản tại nhà

cach-dung-dau-tram-tri-ho-cho-be-tai-nha-01

Tình trạng ho khan, ho có đờm đặc thường làm bé có cảm giác khó thở và mệt mỏi. Mẹ có thể dùng dầu tràm trị ho bé ngay tại nhà. Liệu pháp tự nhiên này sẽ giúp mẹ xóa tan những con ho, giúp bé yêu dễ chịu hơn. Carerum sẽ hướng dẫn mẹ cách dùng dầu tràm trị ho cho bé đơn giản và hiệu quả qua bài viết sau.

cach-dung-dau-tram-tri-ho-cho-be-tai-nha-02

Khi em bé bị ho các mẹ đã làm gì?

Tình trạng ho khan, ho có đờm hay có dịch đờm trong đường hô hấp như mũi, họng…thường gặp ở 80% các trường hợp trẻ sơ sinh. Đặc biệt trẻ trong giai đoạn nhũ nhi từ 1-2 tháng tuổi bị đờm. Đôi khi tình trạng này không hề có liên quan đến việc cảm cúm hay cảm lạnh. Đây là triệu chứng tự nhiên của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường có đờm trong khoang mũi, họng khá phổ biến. Dịch đờm này lấp kín đường hô hấp, khiến trẻ thở rít và có phản xạ ho tự nhiên. Phần lớn các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đầu tiên mẹ cần hiểu dịch đờm chính là chất nhầy được cơ thể sản sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Đây chính là bức tường rào tự nhiên cơ thể tạo ra giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, các hoạt động chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện. Đôi khi khi việc sản sinh và loại bỏ chất nhầy bị mất cân bằng, vượt quá nhu cầu bảo vệ cơ thể. Điều này làm lượng chất nhầy tiết ra bị ứ đọng quá nhiều trong đường hô hấp. Từ đó sẽ tạo thành đờm và gây ra phản xạ thở khò khè hay những cơn tống đờm ra ngoài cơ thể.

Với những trường hợp này, mẹ đừng quá lo lắng hay tìm đến những loại thuốc kháng sinh, giảm ho hay long đờm. Đây không phải là cách trị đờm và cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên tìm hiểu những cách đơn giản sau đây để giúp bé loại bỏ đờm dễ dàng.

cach-dung-dau-tram-tri-ho-cho-be-tai-nha-03

Mẹ đã chăm sóc bé đúng cách khi bé bị ho?

Trong những năm đầu đời, bé thường chưa học được được “tống” đờm ra khỏi cơ thể bằng cách hút mũi hay khạc nhổ.  Do đó trẻ cần tới sự hỗ trợ của mẹ trong việc hút mũi, giảm lượng đờm dư thừa trong đường hô hấp.

Việc hút mũi đôi khi có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi, la hét thậm chí gào khóc, bất hợp tác với mẹ. Mẹ hãy bình tĩnh và hãy hiểu những cảm giác của bạn. Không nên la mắng, quát nạt, dọa dẫm bé mỗi khi hút mũi.

Thay vào đó, trước khi hút mũi, bạn nên massage nhẹ nhàng cho bé. Đặt bé nằm cao đầu và nằm nghiêng sang một bên. Điều này sẽ giúp bé của thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em nhỏ đều vào hai bên mũi của bé. Nước muối sinh lý vừa giúp sát khuẩn đồng thời làm ẩm, lỏng dịch nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ dàng hút chất nhầy ra ngoài và giúp bé dễ chịu hơn.

Sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút mũi,. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Mẹ có thể thực hiện việc hút mũi cho bé từ 1- 2 lần mỗi ngày, cho đến khi bé hết hiện tượng khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.

cach-dung-dau-tram-tri-ho-cho-be-tai-nha-01

Dùng dầu tràm trị ho cho bé – Phương pháp vô cùng đơn giản mẹ có thể làm tại nhà

Sau khi hút mũi cho bé sạch sẽ, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé tại nhà. Tinh dầu tràm nguyên chất được chưng cất và chiết xuất từ cây tràm gió. Đây là tinh dầu có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn cho trẻ sơ sinh.

Theo đông y, tinh dầu tràm có tính ấm, quy chủ yếu vào hai kinh phế và tỳ. Giúp hoạt huyết, khu phong (trị gió) hiệu quả. Do đó, từ lâu dầu tràm đã được sử dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Đặc biệt, tinh dầu tràm có mùi hương tự nhiên nhẹ nhàng, dễ chịu, có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy nó thường được sử dụng để làm sạch bầu không khí trong phòng. Đồng thời đi vào hệ hô hấp, làm lỏng các chất nhày và đặc (đờm) trong khí quản.

Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé tại nhà bằng cách dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương trong phòng. Đồng thời, mẹ nên nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé. Hoặc trong quá trình tinh dầu tràm trị ho cho bé, mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào khăn hoặc yếm quàng cổ của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm để massage lòng bàn chân, lưng và ngực của bé. Việc massage sẽ giúp tinh dầu tràm thấm sâu vào lỗ chân lông. Kích thích tuần hoàn máu, làm ấm phổi. Giúp quá trình dùng tinh dầu tràm trị ho có hiệu quả hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng khi bé có các vấn đề sức khỏe khác như sốt, cảm lạnh, ho khan.

Kết luận

Carerum mong rằng, những chia sẻ về việc dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé sẽ giúp mẹ hiểu hơn về các phản xạ tự nhiên của bé. Từ đó có cách theo dõi, chăm sóc bé tốt hơn. Hãy theo dõi Carerum để có thêm các kiến thức chăm sóc bé yêu khỏe mạnh bạn nhé.

Xem thêm:

Cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Cách phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất, tinh khiết

Cách dùng tinh dầu tràm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể