Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Đây là một bước chuyển “ngoạn mục” từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn dạng đặc. Thời điểm thích hợp để trẻ ăm dặm là khi trẻ bước sang tháng thứ 6. Tuy nhiên nhiều bà mẹ vì nóng vội bổ sung dinh dưỡng, việc này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Những nguy hại khi cho trẻ ăn dặm sớm
Giai đoạn trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển do đó việc phải tiếp nhận thức ăn quá sớm sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển ở trẻ, khiến trẻ dễ:
Trẻ ăn dặm sớm sẽ dễ chán sữa mẹ
Việc bổ sung thực đơn ăn dặm đồng nghĩa với việc bé sẽ dần bú mẹ ít đi. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dưỡng chất mà cơ thể bé cần thấp thụ. Bởi những dưỡng chất trong sữa mẹ không thực đơn ăn dặm nào có thể bổ dung được, đấy chonhs là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Việc này cũng khiến trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa.
Trẻ dễ bị dị ứng thức ăn
Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó việc làm quen sớm với tực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn. Đặc biệt là ở những bé có cơ địa nhạy cảm.
Trẻ ăn dặm sớm gây tổn thương cho gan thận
khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đồng nghĩa với việc bé sẽ khó khăn khi tiêu hóa những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Đặc biệt với những bé trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase, protease và lipase. Khi đó hệ tiêu hóa không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Điều này vô tình đã gây nên gánh nặng cho gan và thận. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ bị lắng cặn lại ở thận. Nó có thể khiến bé sớm bị đau dạ dày hoặc có nguy cơ bị tiêu chảy.
Trẻ có nguy cơ bị nghẹt thở
Khi bé chưa sẵn sàng cho thực đơn ăn dặm thì hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa. Điều này khiến trẻ dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc. Nguyên nhân do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.
Gây tổn thương dạ dày
Đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi cho trẻ ăn dặm quá sớm. Bởi dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Do đó, khi phải làm quen với thức ăn quá sớm sẽ bắt dạ dày co bóp. Thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương.
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng nhằm bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết. Giai đoạn này giúp bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Nó là quá trình tập ăn giúp bé quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), các mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm kể từ tháng thứ 6. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là tiêu chuẩn duy nhất để cho bé ăn dặm. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà thời điểm ăn dặm có thể khác nhau. Việc ăn dặm của trẻ nên được bắt đầu nếu mẹ nhận thấy một số sấu hiệu và điều kiện sau ở trẻ:
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
- Trẻ đòi bú liên tục và luôn có cảm giác đói cho dù mẹ vẫn cho trẻ bú đầy đủ từ 6-8 lần/ngày. Tuy nhiên dấu hiệu này đôi khi bị nhầm lẫn với giai đoạn tăng trưởng nhanh (growth spurt) của trẻ.
Hi vọng rằng những chia sẻ của Carerum sẽ giúp mẹ nhận biết thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm. Hãy theo dõi Carerum để cập nhật thêm cẩm nang chăm sóc bé nhé.
Pingback:Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng: Nên và không nên ăn gì? - Carerum