9 bí quyết giúp mẹ giảm căng thẳng khi mang thai

9-bi-quyet-giup-me-giam-cang-thang-khi-mang-thai-01

Căng thẳng thần kinh có thể khiến bạn cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống. Nó đặc biệt nguy hiểm ở giai đoạn mang thai. Căng thẳng có thể khiến bạn mệt mỏi, tự kỷ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vậy làm cách nào để giảm căng thẳng khi mang thai. Hãy cùng Carerum tìm hiểu về 9 bí quyết giúp mẹ tận hưởng thai kỳ an nhiên và vui vẻ.

9-bi-quyet-giup-me-giam-cang-thang-khi-mang-thai-01

Tại sao cần giảm căng thẳng khi mang thai

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ dưới nhiều hình thức. Nó được biểu hiện thông qua sự mệt mỏi, đau đầu, ốm nghén cho đến khó ngủ.

Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu – mức độ căng thẳng quá mức có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc trẻ nhẹ cân khi sinh. Và trong khi vấn đề vẫn còn gây tranh cãi, một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa các vấn đề hành vi ở trẻ em với căng thẳng mãn tính của mẹ khi mang thai.

Quá trình mang thai rất “nhạy cảm” với chị em phụ nữ. Trong giai đoạn này, chị em phụ nữ trở nên yếu đuối, lo lắng hơn bao giờ hết. Bạn có thể lo lắng về vấn đề sức khỏe của thai nhi, tài chính, chăm sóc trẻ sau sinh. Hay một số thay đổi về nội tiết, hocmon trong thai kỳ cũng có thể khiến bạn khó chịu, bốc hỏa, mệt mỏi.

Những yếu tố này hoàn toàn có thể tự kiểm soát nếu bạn có một kế hoạch và chăm sóc thai kỳ rõ ràng. Bạn có thể tham khảo những bí quyết giúp bạn tránh xa căng thẳng, yên tâm tận hưởng thai kỳ sau.

9-bi-quyet-giup-me-giam-cang-thang-khi-mang-thai-02

9 bí quyết giảm căng thẳng khi mang thai hiệu quả

Ăn và ngủ ngon giảm căng thẳng khi mang thai

Chúng ta không thể chối từ lợi ích của thức ăn ngon và giấc ngủ ngon, phải không? Hãy chắc chắn rằng bạn tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ nước hàng ngày (2 – 2,5 lít nước mỗi ngày được khuyến nghị trong thai kỳ, vì bạn sẽ uống cho hai người).

Bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng và dinh dưỡng. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và tươi ngon. Đồng thời bạn nên tập thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ. Nó có thể giúp đảm bảo cung cấp đủ  hàm lượng đường trong máu. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi suốt cả ngày.

Đối với giấc ngủ, chắc chắn rằng bạn biết rằng cảm giác mệt mỏi và thiếu ngủ không giúp bạn có tâm trạng tốt nhất. Chắc chắn điều đó cũng làm tăng mức độ căng thẳng. Vì vậy, hãy đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Nói chuyện với người bạn tin tưởng

Nếu bạn cảm thấy có vấn đề cần giải quyết, hãy nói chuyện với người mà bạn có thể chia sẻ và tin tưởng. Đây có thể là bất cứ ai, từ người bạn đời, gia đình, bố mẹ bạn cho đến những người bạn thân nhất – bất cứ ai bạn nghĩ có thể giúp đỡ, lắng nghe và chia sẻ cùng bạn.

Tránh những lo ngại về tài chính

Mang thai là một trải nghiệm đẹp. Nhưng nó có thể siêu thách thức về thể chất, cảm xúc và đừng quên, về mặt tài chính! Từ xét nghiệm chẩn đoán đến kiểm tra, siêu âm, vitamin bổ sung, chi phí sinh nở và tài chính sau khi sinh…có thể khiến bạn quay cuồng, lo nghĩ về tài chính. Nó có thể khiến tình trạng căng thẳng thần kinh trở nên tồi tệ hơn.

Để giảm thiểu những áp lực về tài chính trong thai kỳ, bạn nên có kế hoạch về tài chính trước khi mang thai.  Đồng thời bạn nên tham gia bảo hiểm y tế. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu đáng kể các chi phí khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ, sinh nở. Nếu bạn mang thai bất ngờ, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy chia sẻ với người bạn đời, người thân trong gia đình về tin vui này. Và hãy chia sẻ cùng họ những lo lắng của bạn về vấn đề tài chính và cùng nhau đưa ra một kế hoạch tài chính hợp lý cho thai kỳ.

Tập thể dục thường xuyên

Có một số loại bài tập hoàn toàn an toàn để thực hiện trong thai kỳ, có thể là bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, thể dục nhịp điệu tác động thấp, v.v. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giữ dáng và giúp làm giảm mức độ cortisol (còn được gọi là hormone căng thẳng) trong cơ thể. Do đó nó cũng làm giảm mức độ căng thẳng, giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.

Đừng quên lịch khám thai định kỳ

Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đến bác sĩ và nhận thức rõ về quá trình mang thai. Khám thai định kỳ có thể giúp sàng lọc bất kỳ biến chứng nào ngay từ đầu. Từ đó có thể thực hiện các biện pháp thích hợp. Điều này cũng giúp bạn giải tỏa tâm lý lo lắng. Giúp chủ động trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé.

9-bi-quyet-giup-me-giam-cang-thang-khi-mang-thai-03

Thiền giúp giảm căng thẳng khi mang thai

Thực hành thiền có rất nhiều lợi ích có thể giúp bạn trong quá trình mang thai. Từ việc thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn đến giảm bớt căng thẳng và lo lắng đến việc giảm khả năng trầm cảm sau sinh. Đặc biệt là nếu bạn bắt đầu tập thiền hoặc yoga trong thời kỳ đầu mang thai. Bạn có thể thử thiền theo hướng dẫn của giảng viên hoặc theo dõi video trực tuyến để hiểu đúng kỹ thuật.

Ngoài ra để việc thiền, chú tâm hơn, bạn nên lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng khí, trong lành. Bạn có thể thêm một vài liệu pháp mùi hương yêu thích hoặc âm nhạc. Nó sẽ giúp bạn trải nghiệm thiền thoải mái và hiệu quả hơn.

Chuẩn bị cho việc sinh nở

Rất nhiều lần, căng thẳng có thể xuất phát từ chính suy nghĩ phải trải qua thủ tục sinh nở. Nhưng bạn có thể vượt qua nó bằng cách hỏi đúng người về những nghi ngờ của bạn. Đó có thể là bác sĩ, chuyên gia mẹ và bé hoặc người mà bạn tin tưởng.

Việc lập một kế hoạch sinh nở linh hoạt,  tìm hiểu rõ ràng những vấn đề thường gặp phải khi sinh nở, sau sinh, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé có thể hữu ích trong việc chống lại mức độ căng thẳng.

Học cách yêu chính bản thân mình

Phụ nữ Á Đông thường có quan điểm “hi sinh” cho gia đình. Điều này vô tình khiến họ tự thu hẹp không gian, thời gian dành cho chính bản thân mình. “Hi sinh” có thể đẩy người phụ nữ vào những bức tường căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, bạn nên dành thêm thời gian, học cách yêu chính bản thân mình.

Cho dù chỉ đơn giản là nghe nhạc êm dịu, ghi lại suy nghĩ của bạn, thiền, xem TV hoặc không làm gì cả. Hãy đảm bảo rằng bạn ưu tiên sự thoải mái và thời gian của bạn. Hãy thử nó cho chính mình; nghỉ ngơi có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe tinh thần.

Đừng quên việc trở thành một người mẹ

Việc trở thành một người mẹ có thể bước ngoặt lớn của người phụ nữ. Bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề quan trọng như phục hồi sức khỏe sau sinh, chăm sóc bé, chi phí điều trị, chi phí bỉm sữa, tiêm phòng…Hay các vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh. Điều này cũng có thể khiến bạn căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Để ngăn ngừa vấn đề này và chăm sóc bé yêu tốt nhất, hãy chia sẻ cùng người bạn đời và gia đình của bạn. Việc chia sẻ công việc gia đình, tài chính, chăm sóc em bé có thể giúp bạn giảm bớt áp lực. Đồng thời, sự chia sẻ sau sinh có thể là sợi dây kết nối, gắn bó tình cảm gia đình hiệu quả.

Hi vọng rằng những chia sẻ của Carerum sẽ giúp bạn vượt qua những căng thẳng và có một thai kỳ hạnh phúc và khỏe mạnh. Hãy theo dõi Carerum để cập nhật thêm những thông tin chăm sóc sức khỏe lành mạnh nhé.

Xem thêm

Bí quyết trị nám da khi mang thai, giải cứu làn da cho mẹ bầu

Thực phẩm bổ sung axit folic cho mẹ bầu thanh mát