Cách xử lý viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần

Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp khiến mẹ “đau đầu”. Bởi vì, đây là một chứng bệnh “khó ưa” khi tái đi tái lại nhiều lần? Đừng lo lắng, Carerum sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ tại sao trẻ bị viêm amidan? Làm thế nào đề điều trị những đợt viêm cấp tính dứt điểm? Cách phòng ngừa viêm amidan ngay tại nhà hiệu quả.

Những điều cần biết về viêm amidan

Viêm amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu. Đặc biệt là liên cầu đa huyết beta nhóm A rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng. Về phía virus  thì có virus gây bệnh cúm, bệnh sởi, một số virus gây bệnh viêm mũi họng thông thường.

Vi khuẩn thường có sẵn trong đường mũi họng của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc suy yếu thì vi khuẩn có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh. Một số yếu tố thuận lợi dễ gây bệnh là do lạnh, do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do một số yếu tố kích thích như khói thuốc lá, hóa chất…

Viêm amidan tuy rất khó chịu nhưng cho dù không được điều trị thì cũng có thể tự khỏi tự nhiên. Người ta thống kê được rằng khoảng 75% bệnh nhân sẽ hết sốt sau khoảng 3 ngày và các triệu chứng cơ năng khác sẽ giảm dần, nhưng bệnh hay tái phát và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Ta có viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính, trong đó viên amidan mãn tính có thể biểu hiện bằng viên amindan cấp tính tái đi tái lại.

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Triệu chứng của viêm amidan thường bắt đầu từ cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác ớn lạnh. Tiếp đến là sốt, ở trẻ em và một số bệnh nặng thường là sốt 39 đến 40 độ C. Sau đó là khô, rát, đau họng, khó nuốt. Sau đó sẽ đau nhói tại chỗ đau hoặc đau quanh tai, hoặc đau răng khi nuốt. Bệnh nhân có triệu chứng ho.

Ho là do xuất huyết nhầy ở vòm họng. Bệnh nhân có triệu chứng hơi thở hôi. Khi đi khám bác sĩ sẽ thấy được là viêm mạc họng, viêm đỏ hay amidan sưng to, có những chấm mụn trắng, hoặc một lớp mụn trắng trên bề mặt amidan. Lớp mụn trắng này giống như giả mạc nhưng lấy ra dễ dàng, không chảy máu, tan trong nước.

Trường hợp bệnh kéo dài có thể gây biến chứng áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản. Biến chứng xa có thể gây ra viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp cấp.

Phương pháp điều trị viêm amidan

Để điều trị đợt viêm cấp tính, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn nhẹ, uống nhiều nước. Súc họng bằng nước muối. Và để giảm triệu chứng có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc dùng kháng sinh.

Còn trong những thể bệnh viêm amidan mãn tính thì có thể điều trị ngoại khoa bằng cắt cách amidan. Bác sĩ sẽ dựa vào bốn tiêu chuẩn sau để chỉ định cắt amindan:

  • Viêm amindan cấp, tái đi tái lại nhiều đợt trong năm. Thường là trên 5 đợt trong một năm. Hoặc là mỗi năm có 3 đợt viêm cấp, nhưng đã xảy ra liên tiếp trong 2 năm liền.
  • Amidan quá phát có ảnh hưởng đến phát âm, ảnh hưởng đến khó nuốt, khó thở.
  • Bệnh có triệu chứng kèm theo biến chứng như áp-xe quanh amidan, hoặc là bị thấp khớp cấp.
  • Nghi ngờ đó là khối u ác tính.

Thông thường, sau khi bệnh nhân cắt amidan sẽ được về trong ngày và được hướng dẫn chế độ ăn uống. Ví dụ ngày đầu tiên uống sữa lạnh và những ngày kế sẽ ăn những thức ăn lỏng như súp, cháo để nguội. Khi cắt amidan về ta vẫn có thể nói chuyện bình thường. Thời gian lành bệnh trung bình là khoảng 1 tuần, còn để lành khỏi là khoảng 3 tuần.

Cách phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em

Đề phòng ngừa căn bệnh khó chịu này, cách tốt nhất là nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao. Cần giữ ấm để tránh cơ thể không bị nhiễm lạnh và để tránh cho những vi khuẩn có sẵn trong họng khi bình thường thì không gây bệnh, nhưng khi cơ thể bị yếu thì nó trở thành vi khuẩn gây bệnh. Ta có thể giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng, súc họng bằng nước muối ấm. Và khi bị viêm amidan thì nên đi khám để được xử lý kịp thời.

Xem thêm: