Cẩm nang chăm sóc bé – cách giảm ho hiệu quả

cam-nang-cham-soc-be-cach-giam-ho-hieu-qua-04

Một cơn ho của trẻ cũng có thể khiến mẹ lo lắng, bất an? Tại sao trẻ thường xuất hiện những cơn ho? Làm thế nào để giúp trẻ giảm ho hiệu quả? Carerum sẽ chia sẻ cùng mẹ các cách giảm ho hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà.

cam-nang-cham-soc-be-cach-giam-ho-hieu-qua-01

Ho – phản xạ tự nhiên của cơ thể

Ho không phải là một bệnh lý. Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất các “vật thể lạ” cản trở đường hô hấp ra bên ngoài giúp trẻ dễ thở hơn. Vì vậy, có thể nói ho là một phản xạ rất tốt của cơ thể giúp loại bỏ dịch nhầy, đờm ra bên ngoài. Giúp thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng khó thở, thở khò khè cho trẻ.

Do đó, nếu trẻ ho kèm theo đờm, các cơn ho chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ thì không nên cố gắng tìm cách giảm ho. Cha mẹ chỉ nên giúp trẻ giảm ho trong các trường hợp ho khan, ho lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm. Hoặc trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực khi ho, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

cam-nang-cham-soc-be-cach-giam-ho-hieu-qua-02

Cách giảm ho hiệu quả không cần dùng thuốc

Trong giai đoạn khởi phát, khi các triệu chứng ho bắt đầu xuất hiện, để giảm ho cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau

Massage với dầu nóng

Massage là một giải pháp điều trị không cần dùng đến thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền phương Đông. Massage giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Khi trẻ bị ho, massage đúng cách có thể giúp đẩy lùi các cơn ho nhanh chóng. Cha mẹ có thể xoa dầu nóng vào giữa gang bàn chân của trẻ (huyệt dũng tuyền). Massage theo chiều kim đồng hồ, mỗi bên 5 phút, nghỉ 5 phút rồi lại thực hiện từ đầu. Liệu pháp massage này còn giúp trẻ ngủ ngon hơn. Nên thực hiện vào buổi trưa và buổi tối trước khi trẻ đi ngủ.

Tạo không gian cho trẻ nghỉ ngơi

Các cơn ho có thể nặng hơn nếu gặp các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Vì vậy, trong những ngày trẻ mắc viêm phế quản, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà. Điều này giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng, hạn chế các tác nhân kích thích xâm nhập khiến bệnh trở nặng hơn.

Súc miệng nước muối

Muối trắng là gia vị quen thuộc trong bếp. Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, muối trắng luôn là sự lựa chọn an toàn giúp kháng viêm, làm giảm các cơn đau, viêm đường hô hấp do nhiễm trùng. Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách súc nước muối hàng ngày. Đặc biệt trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

Giải pháp này giúp làm dịu các triệu chứng viêm họng. Giúp giảm ho an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên áp dụng phương pháp này. Thay vào đó, nên sử dụng phương pháp nhỏ nước mũi sinh lý 0.9% cho trẻ sơ sinh từ 3-4 lần/ngày.

cam-nang-cham-soc-be-cach-giam-ho-hieu-qua-04

Cách giảm ho hiệu quả với các thảo dược

Sau khi thực hiện một số biện pháp giảm ho không dùng đến thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản chuyên dùng cho trẻ em, nếu những cơn ho vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản ở trẻ em:

Mật ong và chanh tươi – cách giảm ho đơn giản

Mật ong được xem là phương thuốc tốt nhất cho trẻ em khi bị ho. Nó chứa các chất chống vi khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hương vị ngọt ngào của mật ong cũng tăng cường sản xuất nước bọt, giúp làm mỏng chất nhầy, giúp đường thở thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Để giảm ho cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ uống mật ong và chanh pha với nước ấm. Ngày uống từ 2-3 lần. Hoặc có thể ngâm chanh đào, mật ong, đường phèn theo tỷ lệ 1:1:1 để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không sử dụng mật ong.

Mật ong và gừng – bài thuốc dân gian

Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, ngoài việc cung cấp các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho trẻ, mật ong cũng được biết đến là một chất kháng khuẩn tự nhiên. Sự kết hợp giữa gừng và mật ong giúp làm giảm sưng viêm ở cổ họng, đồng thời giúp làm loãng dịch đờm, giúp trẻ giảm ho và dễ thở hơn. Cha mẹ chỉ cần lấy một nhánh gừng nhỏ, đập dập, thêm nước ấm, đun sôi, Cho thêm một vài thìa mật ong và cho trẻ uống nóng.

Mật ong và tỏi – cách giảm ho hiệu quả tại nhà

Một trong những thành phần của tỏi là Allicin- hợp chất chính cung cấp cho tỏi các đặc tính kháng virut, kháng khuẩn mạnh mẽ. Đồng thời, tỏi còn cung cấp các nhóm vitamin và các hoạt chất chống viêm hiệu quả khác. Để giảm ho cho trẻ, có thể cho trẻ dùng cao tỏi – mật ong hàng ngày. Lấy khoảng 600g tỏi đập dập, băm nhuyễn  và 900g mật ong nguyên chất ninh nhừ thành cao tỏi. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 thìa.

Với trường hợp trẻ em dưới 1 tuổi, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng mật ong vì nó có thể gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian sau:

Húng Chanh và đường phèn – cách giảm ho hiệu quả

Theo y học cổ truyền, cá húng chanh có vị the cay, có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ giúp giảm ho hiệu quả. Để giảm ho cho trẻ mắc viêm phế quản, chỉ cần lấy lá húng chanh rửa sạch, cắt nhỏ. Hấp cách thủy cùng với đường phèn, gạn lấy nước. Cho trẻ uống khi còn ấm, ngày uống 3-4 lần.

Lá hẹ và đường phèn

Theo Đông y, lá hẹ có tính ôn (ấm), vị cay, hơi chua, không độc. Quy chủ yếu vào can, tỳ, vị. Tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu đờm… dùng chữa ho cho trẻ em rất hiệu quả và an toàn. Để giảm ho cho trẻ, lá hẹ rửa sạch, lấy khoàng 10 lá. Sau đó mang hấp cách thủy với đường phèn. Gạn  lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ngày. Mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê.

Sau khi áp dụng một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà kết hợp với một số bài thuốc chữa viêm phế quản, giảm ho. Nếu nhận thấy các cơn ho có dấu hiệu tăng cường, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, mất ngủ…cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc giảm ho tân dược theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách giảm ho hiệu quả với thuốc tây y

Hiện nay trên thị trường có hai nhóm thuốc giảm ho chính. Đó là nhóm thuốc giảm ho kháng Histamin và nhóm alkaloid của thuốc phiện. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dược sĩ cả hai nhóm thuốc này đều được xếp vào nhóm thuốc giảm ho có tác dụng trực tiếp nên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng. Trong trường hợp cần thiết nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng.

Các thuốc giảm ho nhóm kháng histamin

Các thuốc giảm ho nhóm kháng histamin thường được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ là: alimemazin, clocinizin ….Nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng trong các trường hợp trẻ có dấu hiệu ho tăng cường về đêm, hay do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Nhóm thuốc này đa phần được bào chế dạng siro giúp trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên, nó có thể có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.Vì vậy, nên khi sử dụng cần đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc giảm ho thuộc nhóm Alcaloid

Các thuốc giảm ho thuộc nhóm Alcaloid thường sử dụng hiện nay là: codein, pholcodin, dextromethorpan, noscapin … Trong đó, với nhóm thuốc giảm ho chứa codein tuyệt đối không nên sử dụng cho trẻ em. Dextromethorphan thường được bào chế dưới dạng sir. Nó thường được dùng kết hợp với các thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Thuốc được sử dụng rộng rãi và không nằm trong danh mục thuốc bán theo đơn (OTC). Tuy nhiên thuốc có thể có các tác dụng phụ khiến trẻ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, mệt mỏi …Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Xem thêm

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng bài thuốc dân gian

Điều trị viêm phế quản cấp theo phương pháp Tây y hiện đại

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em lúc giao mùa