Dầu tràm cho bé và 4 lưu ý quan trọng

dau-tram-cho-be-va-4-luu-y-quan-trong-02

Với chiết xuất tự nhiên, tinh dầu tràm cho bé đảm bảo sự an toàn, lành tính, góp phần giúp mẹ chăm sóc bé yêu trong những năm đầu đời. Tuy nhiên mẹ đã biết những điều lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho bé chưa? Hãy cùng Carerum tìm hiểu về điều này nhé.

dau-tram-cho-be-va-4-luu-y-quan-trong-01

Tinh dầu tràm là một trong những vị thuốc tự nhiên không thể thiếu với mẹ và bé. Theo đông y, tinh dầu tràm có tính ấm, quy vào hai kinh phế và tỳ. Thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, cảm gió, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa và các bệnh về đường hô hấp khác. Còn theo Tây y, tinh dầu tràm có nhiều hoạt chất tự nhiên có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Mùi hương của tinh dầu tràm giúp xoa dịu thần kinh. Chính vì vậy, tinh dầu tràm ngày càng được các mẹ tin dùng.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng dầu tràm cho bé, mẹ cũng nên thận trọng. Cơ thể non nớt của bé thường nhạy cảm. Có thể gặp các phản ứng phụ nguy hiểm nếu khi mẹ lạm dụng bất cứ sản phẩm gì. Để dùng dầu tràm cho bé đúng cách, mẹ hãy nhớ ghi chú những điều quan trọng sau nhé.

Độ tuổi thích hợp dùng tinh dầu tràm

Theo các chuyên gia, tinh dầu tràm có nguồn gốc tự nhiên. Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole. Đây là một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh.

Trường hợp bé lỡ nuốt phải dầu tràm, bé có thể gặp các phản ứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể lờ đờ. Đặc biệt, nếu bé có hệ hô hấp nhạy cảm, hay mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng…bé có thể cảm thấy khò khè và khó thở. Trường hợp nghiêm trọng nhất khi trẻ hít hoặc nuốt phải hàm lượng lớn tinh dầu tràm, bé có thể bị kích động thần kinh, gây co rút cơ thể hoặc động kinh.

Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều mẹ đang có thói quen dùng tinh dầu tràm cho bé theo “kinh nghiệm” của ông bà hoặc của các mẹ bỉm sữa trên các diễn đàn. Việc lạm dụng quá mức dầu tràm có thể khiến bé “gánh” hậu quả nặng nề.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh và dưới 10 tuổi. Nếu mẹ muốn dùng dầu tràm cho trẻ em, mẹ cần được tiến hành thận trọng. Nếu mẹ không chắc chắn cách dùng dầu tràm cho bé, nhất là với các bé nhỏ mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

dau-tram-cho-be-va-4-luu-y-quan-trong-02

Dùng dầu tràm cho bé cần tránh vùng da nhạy cảm

Tinh dầu tràm nguyên chất có hoạt tính tự nhiên khá mạnh. Nó có thể gây kích ứng những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng dầu tràm, mẹ không nên xoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm này. Tinh dầu tràm nguyên chất có thể gây kích ứng, tấy đỏ hoặc bỏng những vùng da này.

Bên cạnh đó, mẹ không nên  xoa hoặc nhỏ tinh dầu tràm lên mũi của bé. Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn và tính ấm nên có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu mẹ muốn sử dụng tinh dầu tràm cho bé, vùng xoa dầu lý tưởng là ở lưng, ngực hay lòng bàn chân trong trường hợp cảm lạnh. Mẹ cùng có thể dùng tinh dầu tràm khi massage cho bé sơ sinh.

Ngoài ra, để tránh nguy cơ kích ứng da của bé, mẹ nên theo dõi bé kỹ càng sau khi xoa dầu tràm. Nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu kích ứng da như tấy đỏ, sưng, nổi mụn nước…thì mẹ nên dùng ngay việc sử dụng tinh dầu tràm cho bé.

dau-tram-cho-be-va-4-luu-y-quan-trong-03

Lượng tinh dầu tràm được tính bằng “giọt”

Bé sơ sinh và trẻ em có làn da mỏng manh, dễ bị tổn thương. Do đó con chỉ cần một lượng tinh dầu tràm rất ít. Mẹ đừng quá lạm dụng hay muốn tác dụng nhanh mà làm tổn thương làn da non nớt của bé.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ liều lượng tinh dầu tràm như sau:

Tinh dầu tràm tắm bé: dùng 5 giọt tinh dầu tràm pha vào nước ấm trước khi tắm cho bé

Massage: Dùng 1 giọt tinh dầu tràm xoa vào lòng bàn tay mẹ trước khi massage cho bé.

Xoa lòng bàn chân: dùng 1 giọt tinh dầu tràm

Trị muỗi đốt, côn trùng cắn: dùng 1 giọt xoa vào vết đốt, không dùng cho các vùng da mặt, đầu, bàn tay trẻ.

Xông hơi: dùng từ  3- 4 giọt tinh dầu tràm nhỏ vào máy xông hơi hoặc chậu nước ấm.

Không sử dụng dầu tràm cho bé khi không cần thiết

Cũng giống như các loại tinh dầu tự nhiên khác, tinh dầu tràm không nên được sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Mẹ chỉ nên sử dụng dầu tràm khi các , sốt, ho hay bị côn trùng cắn. Trong trường hợp bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ nên tạm cất tinh dầu tràm vào tủ thuốc, tránh xa tầm tay trẻ em. Với rất nhiều công dụng hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe bé, tinh dầu tràm sẽ tiếp tục là người đồng hành cùng mẹ và bé trong suốt những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên để việc dùng tinh dầu tràm đạt hiệu quả, an toàn cho con, mẹ cần ghi nhớ những kiến thức Carerum đã chia sẻ. Hãy cùng theo dõi Carerum để cập nhật thêm các thông tin hữu ích mẹ nhé!

Xem thêm

Cách dùng tinh dầu tràm trị viêm đường hô hấp

Tinh dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, đánh bay cúm mùa

Cách dùng dầu tràm tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn spa