Dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ viêm phế quản

dinh-duong-va-cach-cham-soc-tre-viem-phe-quan-02

Phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản cấp là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và điều trị dứt điểm các đợt cấp. Đừng vội lo lắng, hốt hoảng khi trẻ bị viêm phế quản. Cha mẹ hãy thực hiện đúng những điểm lưu ý dưới đây. Những kiến thức này sẽ góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe và rút ngắn thời gian hồi phục cho trẻ.

dinh-duong-va-cach-cham-soc-tre-viem-phe-quan-01

Khi bé viêm phế quản nên ăn gì?

Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi, thực đơn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột,  protein, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cha mẹ cần tăng cường bổ sung các nhóm chất sau:

Thực phẩm giàu kẽm

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoáng chất kẽm là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm nhiều triệu chứng liên quan đến viêm phế quản và cũng giúp làm lành mô phổi nhanh hơn. Kẽm có nhiều trong thịt bò, gan động vật, hàu, hải sản…

Thực phẩm giàu Magie

Magie giúp làm giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với người bị hen, vậy nên các mẹ chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như : rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa.

Các axit béo Omega 3

Các nghiên cứu cho thấy axit béo omega 3 rất hữu ích trong việc làm giảm viêm kết hợp với bất kỳ loại viêm phế quản nào. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có đủ lượng axit béo cần thiết cần thiết EPA và DHA ít có nguy cơ bị viêm phế quản trong 12 tháng đầu đời. Omega 3 có nhiều trong  gan, dầu cá, trứng…

Quercetin

Quercetin là một flavonoid phân bố rộng khắp trong tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm có hàm lượng quercetin cao sẽ phát triển ít các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm phế quản. Quercetin có trong hành tây, các nhóm quả họ cam chanh

Tăng cường Vitamin A

Chất chống oxy hóa vitamin A rất quan trọng để đảm bảo màng nhầy lót của phế quản lành mạnh và mạnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin A rất quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của viêm phế quản cấp do làm giảm chứng viêm phế quản. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, thịt bò, rau có màu xanh đậm, súp lơ…

Betacarotene: Vitamin betacarotene là tiền thân của vitamin A, vì vậy nó có cùng tính chất

Bổ sung thêm Vitamin C

Nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản và nó cũng hỗ trợ chữa lành niêm mạc niêm mạc của phế quản, do đó làm giảm viêm và kích ứng. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây.

Cung cấp đầy đủ Vitamin E

Chất chống oxy hóa vitamin E có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch và giúp cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản hiện có và bảo vệ chống lại chứng viêm phế quản ở nơi đầu tiên

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết

Giữ cho cơ thể ngậm nước là điều cần thiết để giúp làm lành các chứng viêm phổi bị viêm và phá vỡ và đẩy ra chất nhầy dày đặc, giữ màng nhầy được giữ nước tốt đảm bảo chúng khỏe mạnh và có thể đẩy lùi các vi khuẩn và virut trước khi chúng có thể gây nhiễm trùng; Mục đích uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày

dinh-duong-va-cach-cham-soc-tre-viem-phe-quan-02

Các thức ăn nên kiêng khi bị viêm phế quản

Bên cạnh các nhóm thực phẩm, thảo dược giúp giảm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em, để quá trình phục hồi của trẻ tốt hơn, cần tránh các nhóm thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào

 Khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,… Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với trẻ viêm phế quản, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở và gia tăng dịch nhầy.

Ngoài ra nên hạn chế các thực phẩm gia vị cay nóng như Ớt, hạt tiêu… Vì nhóm thực phẩm này dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho và ho có đờm kéo dài.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày

Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy nước. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ nước, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.

Nên giảm lượng đường tinh luyện

Trong chế độ ăn, bởi nếu trẻ thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,…nó có thể gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Trong thực đơn hàng ngày cần tránh các nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng trên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh phục hồi hơn.

dinh-duong-va-cach-cham-soc-tre-viem-phe-quan-03

Cách chăm sóc bé trong những ngày “khó ở” vì viêm phế quản

Trong những ngày nhiễm bệnh, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, lù đù, khó chịu. Trẻ có thể quấy khóc và trở nên cáu bẳn. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Tạo không gian thoải mái cho trẻ nghỉ ngơi

Trong thời gian mắc viêm phế quản, trẻ thường mệt mỏi, không muốn chơi đùa. Thay vào đó, trẻ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, trong lành thoáng khí giúp trẻ nghỉ ngơi hoặc có những giấc ngủ thoải mái.

Xây dựng môi trường sống không thuốc lá

Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm phế quản, khói thuốc lá sẽ khiến trẻ cảm thấy khó thở hơn. Vì vậy, hãy xây dựng cho trẻ một môi trường sống không khói thuốc lá.

Sử dụng thuốc trị viêm phế quản theo chỉ dẫn của bác sĩ

Những triệu chứng viêm phế quản như ho, khó thở, thở khò khè có thể nặng lên trong những ngày đầu. Những triệu chứng này sẽ giảm dần vào các ngày tiếp theo và biến mất sau 2-3 tuần. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ có dấu hiệu ho hoặc sốt. Hãy dùng thuốc và chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Điều này không hữu ích trong trường hợp  viêm phế quản do virus, ngược lại nó có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm đang diễn ra hiện nay.

Tạo độ ẩm không khí phù hợp

Không khí ẩm, mát sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và dễ thở hơn. Cha mẹ có thể tạo thêm độ ẩm bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm. Lưu ý nguồn nước sử dụng tạo độ ẩm phải là nước sạch. Đồng thời, nên sử dụng máy đo độ ẩm để luôn theo dõi, nắm bắt và điều chỉnh độ ẩm phù hợp với trẻ. Tránh trường hợp độ ẩm quá cao, bí khí khiến vi khuẩn sinh sôi gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu vì vậy trẻ cần nhiều năng lượng để phục hồi hơn ngày thường. Tuy nhiên, những ngày này do mệt mỏi nên trẻ thường biếng ăn, bỏ ăn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu năng lượng, cha mẹ nên sử dụng các nhóm thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất như tinh bột, thịt bò, rau xanh, các loại trái cây tươi.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Ví dụ như các món cháo, súp, nước ép hoa quả. Nếu trẻ không muốn ăn thì cũng không nên ép trẻ ăn. Thay vào đó có thể chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Bổ sung nước cho trẻ

Nước sẽ giúp các nhóm thuốc long đờm phát huy hết công dụng. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch đờm, giúp trẻ dễ dàng tống dịch đờm ra ngoài và dễ thở hơn. Hãy bổ sung thêm nước cho trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung bằng các loại nước ép trái cây, nước cháo, trà thảo dược…Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần tăng lượng bú mẹ hoặc sữa công thức hàng ngày

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, mắt và mũi. Vì vậy, để ngăn ngừa mầm bệnh tấn công, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh như hướng dẫn trẻ cách che miệng khi hắt hơi. Rửa sạch tay trước khi ăn. Đồng thời lau rửa đồ chơi của trẻ với dung dịch kháng khuẩn…

Xem thêm:

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em – mẹ đừng chủ quan

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em lúc giao mùa