Giám đốc công ty “ Issledovatelski Center” Tiến sĩ Aleksader Leliak – Người được phong tặng Huân chương “Tài sản Quốc gia” trong một buổi phỏng vấn của đài truyền hình trung ương
(Bài đăng trên báo Komsamolskaia Pravda)
Tác giả Vitali Solovov
Con người vẫn tự cho mình là chủ nhân của thiên nhiên nhưng thực tiễn cuộc sống ngày càng cho thấy điều này cần phải xét lại. Những bệnh dịch mới, các loại virus, vi khuẩn lạ khiến nhiều bệnh lây nhiễm đầy bí ẩn mà trước đây con người chưa hề biết đến bất chợt bùng phát không chỉ tại các nước kém phát triển mà ngay cả ở các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Ngày nay khoa học biết đến hơn 40.000 chủng loại virus, vi khuẩn và nấm độc hại đối với con người và vật nuôi, cây trồng nhưng với vài trăm loại chất kháng sinh nhân tạo và vài ngàn hợp chất thiên nhiên có tính ức chế và diệt khuẩn thì con người dường như quá nhỏ bé trước uy lực của Thiên nhiên đầy bí ẩn. Đặc biệt tình hình càng thêm nghiêm trọng khi các chủng virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh lại có khả năng biến đổi để kháng lại các loại kháng sinh dẫn đến tình trạng bế tắc hiện nay đó là ngành dược càng đầu tư những khoản tiền khổng lồ để tạo ra các dòng siêu kháng sinh thế hệ mới thì chỉ một thời gian sau đã lại xuất hiện những loại siêu vi khuẩn, siêu virus “bất khả chiến bại” như một sự thách thức với con người. Dường như cuộc chạy đua giữa virus, vi khuẩn, nấm bệnh và các dòng thuốc kháng sinh đang đi vào ngõ cụt.
Vậy phải chăng khoa học chưa tìm ra giải pháp để đối phó với tình thế nguy hiểm này ?
Các nhà khoa học trả lời là CÓ và một trong những vũ khí lợi hại để bảo vệ sự sống của con người, vật nuôi và cây trồng đó là các CHẾ PHẨM SINH HỌC – PROBIOTIC sử dụng tính chất đặc biệt của một số chủng vi khuẩn có ích đối với sự sống .
Từ những năm 30 của thế kỷ trước Ilia Mechnikov đã phát hiện ra đặc tính hữu ích của nhiều chủng vi khuẩn trong thực phẩm hàng ngày mà chúng ta vẫn chế biến và tiêu thụ nhưng hầu như chưa ý thức được vai trò quan trọng của chúng, chẳng hạn như thiếu các vi khuẩn thì không có bánh mỳ thơm ngon, bia, rượu vang, sữa chua và nhiều món ăn, thức uống khác.
Ilia Mechnikov đã đặt nền móng cho hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các vi sinh vật lên tuổi thọ con người. Ông cho rằng tuổi già , bệnh tật và cái chết đến sớm chủ yếu là do con người tự hại mình bằng độc tố của các vi sinh vật tiết ra và các loại chất độc khác từ môi trường. Liên quan đến nhận định này , Mechnikov đã đặc biệt quan tâm tới thành phần của môi trường vi sinh trong hệ tiêu hóa. Để giữ cho hệ thống này luôn ở trạng thái bình thường (trạng thái mà quá trình tiến hóa hàng triệu năm đã tạo ra con người khỏe mạnh) ông đã thử nghiệm với chủng vi sinh có trong sữa chua có tên gọi Lactobacillus delbrueckii subsp. Bulgaricus do một sinh viên người Bulgari là Stamen Grigorov phát hiện ra. Sự kiện này đã xảy ra vào năm 1905 và đây thực sự được coi là năm ra đời của khái niệm “lợi khuẩn – probiotic “. Tuy nhiên phải tới năm 1977 các nhà vi sinh học Mỹ là Richard và Parker mới chính thức đưa khái niệm này ra “trình làng” với giới khoa học toàn thế giới.
Các nghiên cứu được tiến hành ở Liên Xô vào những năm 80 thế kỷ trước đã cho thấy một số dòng của thể vi khuẩn đa dạng chủng Bacillius có khả năng bảo đảm môi trường vi sinh chuẩn mực cho hệ đường ruột hiệu quả hơn các dòng vi khuẩn có trong sữa chua. Ví dụ như dòng Bacillius subtilis VKPM V 10641 là một trong số hơn 3000 thể đa dạng của chủng này đã được nghiên cứu cho tới ngày hôm nay mang trong mình nhiều đặc tính rất hữu ích cho con người, vật nuôi và cây trồng.
Đúng ra thì từ những năm 1930 các nhà nghiên cứu vi sinh của quân đội Đức Quốc xã đã bắt đầu quan tâm tới chủng vi khuẩn Bacillius khi quân đội của họ đồn trú ở Châu Phi bị bệnh kiết lỵ tấn công trên diện rộng. Trong khi đó người Ả rập địa phương đã tự chữa khỏi bệnh bằng cách uống thứ nước pha cùng với phân lạc đà. Ngay sau đó các bác sĩ Đức đã xác định chính chủng Bacillius Subtilis là nguyên nhân kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ và trên cơ sở đó họ sản xuất được chế phẩm sinh học phục vụ điều trị bệnh này. Sau khi Phát xít Đức đầu hàng thì toàn bộ công nghệ sản xuất chế phẩm này cùng mẫu công nghiệp của chủng vi khuẩn đã được người Mỹ tiếp quản.
Gần như ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới II Liên xô đã chi rất nhiều sức người và tiền của để chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, trong đó có vũ khí sinh học, bao gồm cả những chế phẩm có khả năng ngăn chặn hậu quả của chiến tranh vi trùng và hạt nhân.
Một cơ quan mang tính chất bí mật chuyên nghiên cứu về vũ khí vi trùng đã được thành lập mà đầu não của nó là tổ hợp nghiên cứu- sản xuất “Vector” nơi tập hợp những chuyên gia hàng đầu của Liên xô trong lĩnh vực này.
Trong vòng 10 năm hoạt động “Vector” với đội ngũ gần 4000 chuyên gia cao cấp đã chế ra hàng chục chế phẩm điều trị có hiệu quả căn bệnh ung thư, viêm gan, viêm não vv…cũng như một vài loại vacxin điều trị Ebola và các bệnh lây nhiễm đặc biệt nguy hiểm khác.
Chính tại tổ hợp “Vector” vào đầu những năm 1990 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại , các nhà khoa học đã thực hiện thành công việc tạo ra một loại hợp tử nhân tạo (Plasmid) có khả năng sản xuất ra Interferon Alpha 2 tương tự như bạch cầu của cơ thể người , đồng thời cấy ghép nó vào tế bào của vi khuẩn Bacillius subtilis. Kết quả là cho ra một dòng vi khuẩn hỗn hợp Bacillius VKPM V 4759 có khả năng sản xuất ra gần 70 loại chất kháng khuẩn, nhiều dạng men và Interferon. Dòng khuẩn này ở dạng bào tử có thể đi qua môi trường acid trong dạ dày, hành tá tràng rồi sau đó mới “tỉnh giấc” để kích hoạt ở phần đại tràng.
Chế phẩm sinh học được sản xuất trên cơ sở vi khuẩn mới tạo ra đó có tên gọi là “Subalin”.
Khi Liên xô sụp đổ Viện sĩ Lev Sandakhchev đã có công lớn cứu “Vector” bằng cách cho thành lập một số công ty tư nhân và cổ phần để chuyển công việc đang dang dở sang cơ chế phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Trong số các công ty tư nhân và cổ phần hình thành từ tổ hợp “Vector” đạt được thành công trong nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm nổi bật phải kể đến “Issledovatelski Center” do nhà khoa học năng động và tài năng, tác giả của hơn 50 phát minh, sáng chế trong lĩnh vực vi sinh và di truyền học – Tiến sĩ Aleksander Ivanovich Leliak làm Giám đốc .
Tại công ty do TS Leliak lãnh đạo chế phẩm “Subalin” đã được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thêm nhiều tính năng vượt trội để được giới thiệu với thị trường Liên bang Nga và thế giới dưới cái tên “Vetom”.
Một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của “Issledovatelski Center” với sản phẩm Vetom chính là quan điểm mạnh mẽ của Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ các nhà sản xuất trong nước làm ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao góp phần cho sự tự chủ kinh tế của đất nước.
Hiện nay Vetom đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, được giao dịch trên các sàn thương mại lớn và nhận được sự ủng hộ tin dùng của hàng triệu khách hàng toàn cầu.
Mời QV và CB cùng lắng nghe file audio của bài viết tại đây: https://soundcloud.com/vetomvietnam/gioi-thieu-ve-lich-su-ra-doi-che-pham-sinh-hoc-vetom