Mang thai tuần thứ 36 – hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện

mang-thai-tuan-thu-36-he-tieu-hoa-cua-tre-hoan-thien-01

Chuyển sang giai đoạn mang thai tuần thứ 36, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng đón nhận và hấp thu nguồn sữa mẹ. Phổi của bé vẫn tiếp tục để đẩy nhanh quá trình phát triển. Tất cả đang gấp rút giúp trẻ phát triển thể chất và trí não toàn diện, chuẩn bị chào đời trong một vài tuần tới. Cùng Carerum tìm hiểu về sự phát triển của trẻ và những lưu ý cho mẹ nhé.

mang-thai-tuan-thu-36-he-tieu-hoa-cua-tre-hoan-thien-01

Mang thai tuần thứ 36 và sự phát triển của thai nhi

Tuần này, các em bé thường có kích thước tương đương với cây cải thảo. Em bé có chiều dài trung bình khoảng 48,6cm và nặng 2,859kg. Lúc này các hệ cơ quan và não bộ của bé gần như đã phát triển hoàn thiện.

Đầu: Kích thước của đầu tỷ lệ với kích thước của cơ thể.

Da: Lớp bảo vệ trên da, được gọi là vernix, trở nên dày hơn. Có sự gia tăng và tích lũy mỡ trong cơ thể.

Phổi: Sẽ phát triển nhanh hơn trong tuần này.

Lanugo: biến mất khỏi khuôn mặt.

Chân tay: Hình thành đầy đủ với móng tay và móng chân.

Đôi tai: Dái tai mềm, có ít sụn, được hình thành.

Cơ bắp: Được săn chắc hoàn toàn, và em bé có thể xoay và nâng đầu.

Xương: Tất cả các xương trong cơ thể, ngoại trừ xương sọ, tiếp tục cứng lại vào thời điểm này. Xương sọ tách ra và mềm mại cho đến sau khi sinh, để làm cho em bé đi xuống qua cổ tử cung trơn tru hơn.

Hệ thống tiêu hóa: Được phát triển đầy đủ và sẵn sàng để đón nhận và tiêu hóa với sữa mẹ.

Đến tuần thứ 36, em bé chuyển sang tư thế cúi đầu xuống sâu vào xương chậu của bạn. Các cử động sẽ ít hơn so với các tháng trước do tử cung trở nên chật chội hơn so với sự phát triển của bé. Lúc này, bé sẽ có nhiều chuyển động chân và tay và ít cử động vặn vẹo hơn. Vì em bé nằm sấp, bạn sẽ cảm thấy những cú đá chủ yếu dưới xương sườn của bạn.

mang-thai-tuan-thu-36-he-tieu-hoa-cua-tre-hoan-thien-03

 

Những dấu hiệu mang thai tuần thứ 36 

Những dấu hiệu mang thai tuần thứ 36 cơ bản giống với những dấu hiệu bạn đã trải qua trong thai kỳ. Trong đó có các triệu chứng điển hình.

Gia tăng những cơn đau nhức: Đau nhức cơ thể, thường xuyên đi tiểu và lo lắng về việc sinh nở có thể gây khó ngủ.  Bạn có thể gặp áp lực và sự khó chịu ở vùng xương chậu khi em bé đâm đầu vào xương chậu. Bên cạnh đó, hormone thai kỳ làm thư giãn các khớp, có thể dẫn đến đau hông.

Bệnh trĩ: Áp lực của tử cung ngày càng lớn lên các tĩnh mạch trực tràng làm cho các mạch máu sưng lên ở khu vực đó, dẫn đến bệnh trĩ. Điều này khiến bạn cảm thấy đau rát, khó chịu đặc biệt khi ngồi lâu hoặc táo bón.

Thay đổi thói quen tiêu hóa: Tử cung đang phát triển cũng đẩy axit dạ dày vào thực quản, gây ợ nóng. Đồng thời, khi quá trình tiêu hóa chậm lại, thức ăn vẫn còn trong đường tiêu hóa trong một thời gian dài, khiến bạn cảm thấy đầy hơi và bí bách và có thể gây táo bón .

Rò rỉ sữa non: Sang tuần thứ 35, hiện tường rò rỉ sữa non có thể xảy ra nhiều hơn. Đồng thời bạn cũng nhận thấy sự cung cấp máu khiến hai bầu ngựa gia tăng kích thước đáng kể. Những sự thay đổi này để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sữa mẹ trong một vài tuần tới.

Những hiện tượng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến ngay bệnh viện.

mang-thai-tuan-thu-36-he-tieu-hoa-cua-tre-hoan-thien-05

 

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tuần thứ 36

Những dấu hiệu sau đây có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Bạn cần chú ý

  • Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi đáng kể trong chuyển động của em bé.
  • Tăng cân đột ngột, mờ mắt, nhức đầu dai dẳng, sưng tay và mặt đột ngột, chóng mặt, đau bụng và khó thở.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm hoặc màu cam có hoặc không có mùi, kèm theo đau lưng hoặc đau bụng.
  • Ngứa âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Khô miệng và khát nước cực độ kèm theo mệt mỏi, mờ mắt hoặc chóng mặt.
  • Sưng đơn phương hoặc đau ở chân, có hoặc không có đau.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, viêm đường tiết niệu hoăc ngộ độc thai nghèn nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu nêu trên hãy thăm khám và có can thiệp y khoa kịp thời.

 Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 36

Bước sang tuần thứ 36, bé đã gần như phát triển hoàn thiện. Đây cũng là thời điểm mẹ cần nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực và tìm hiểu thêm về các kiến thức sinh nở. Đồng thời, mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé sau khi sinh. Trong tuần thứ 36, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Chuẩn bị đồ đi sinh

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu và tình hình sức khỏe của mình. Đồng thời, để quá trình làm thủ tục và chuẩn bị sinh thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ sinh, sổ khám thai, kết quả siêu âm, kết quả xét nghiệm…Hồ sơ sinh sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tuổi thai, cân nặng, chỉ số sinh tồn của thai nhi và bệnh lý, sức khỏe của mẹ.

Bạn cần chuẩn bị thêm giấy tờ tùy thân, chứng minh thư nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo lãnh viện phí (nếu có)…Ngoài ra bạn nên tham khảo và dự toán chi phí sinh nở, dưỡng sức cần thiết.

Chuẩn bị đồ đạc cho mẹ và bé

Nếu mang thai lần đầu, bạn nên tham khảo các đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé. Điều này giúp bạn dự toán và chuẩn bị tài chính phù hợp. Nó cũng giúp bạn tránh khỏi việc mua quá nhiều đồ dẫn đến lãng phí không cần thiết.

  • Lên danh sách những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé. Nếu bạn còn thiếu hãy đặt mua bổ sung
  • Chuẩn bị đồ đi sinh vào giỏ riêng và đặt ở nơi dễ nhìn, dễ lấy. Hãy nói với người thân trong gia đình nơi bạn để giỏ đồ và hồ sơ sinh. Điều này giúp người thân có thể chủ động chuẩn bị đồ giúp khi bạn có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sinh con
  • Lưu lại số điện thoại của bác sĩ hoặc số cấp cứu của bệnh viện nơi bạn đăng ký làm hồ sơ sinh.

Vào tuần thứ 36, bạn đã đi gần hết chặng đường thai kỳ. Đừng lo lắng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị chu đáo cho ngày chuyển dạ. Chúc bạn và bé sẽ cùng trải qua thai kỳ mạnh khỏe và an toàn.

Xem thêm

Chăm sóc vú khi mang thai, bảo vệ nguồn sữa mẹ

Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú giúp mẹ cải thiện nguồn sữa mẹ

Dây rốn cuốn cổ bé – nguyên nhân và mối nguy hiểm