Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

nguyen-nhan-viem-phe-quan-o-tre-em-02

Viêm phế quản là một bệnh hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể có nhiều diễn biến bất ngờ và để lại các biến chứng khác nhau. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ, từ đó có hướng phòng bệnh cụ thể.

nguyen-nhan-viem-phe-quan-o-tre-em-01

Cơ chế hình thành bệnh viêm phế quản ở trẻ

Khi có các yếu tố gây viêm như vi khuẩn, virus, khói bụi… xâm nhập được vào hệ thống phế quản Khi đó phế quản sẽ phản ứng bảo vệ bằng cách: Mạch máu xung huyết to lên, niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Cơ thể có phản xạ ho để tống xuất tác nhân gây viêm ra ngoài. Nếu tác nhân gây viêm kéo dài thì tế bào ở phế quản sẽ tăng sinh phi đại. Làm phế quản nhạy cảm hơn so với người bình thường.

Đường hô hấp của trẻ sơ sinh, do kích thước nhỏ hơn, dễ bị tắc nghẽn hơn so với ở người lớn khi chất nhầy tích tụ trong suốt quá trình viêm. Vấn đề này thường gặp nhất trong hai năm đầu của cuộc đời. Đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi từ 3 đến 6 tháng tuổi. Viêm phế quản thường là kết quả của nhiễm trùng do virus và có thể là các tình trạng như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm trùng lây lan từ mũi và họng đến đường dẫn khí, hoặc ống phế quản.

nguyen-nhan-viem-phe-quan-o-tre-em-02

Các giai đoạn của bệnh viêm phế quản

Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ “khó ở” cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều hơn, khó thở…Đồng thời do đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ bắt đầu cảm thấy khó thở và gắng sức khi ho. Nếu cơn ho kéo dài, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sưng viêm họng, ho có đờm màu xanh hoặc hơi vàng. Cùng với đó trẻ có thể kèm theo các rối loạn tiêu hóa và sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát: trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho khan. Có thể  kèm theo hắt hơi và sổ mũi.

Giai đoạn phát triển: Trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao hơn từ 38 oC. Trẻ bắt đầu có dấu hiệu thở khó, thở khò khè, ho kèm theo có đờm đặc. Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện trẻ có dấu hiệu thiếu oxy máu như da xanh xao. Giai đoạn này trẻ có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến trẻ trở nên mệt mỏi, lù đừ hơn

Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ sốt cao trên 38.5oC. Trẻ bắt đầu ho nhiều hơn kèm theo có đờm đặc, thở khò khè, môi và miệng khô. Da xanh tái. Trẻ bỏ ăn, hay bị nôn trớ. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật.

Cha mẹ cần lưu ý quá trình diễn tiến các triệu chứng của trẻ để có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản để có hướng phòng ngừa bệnh tái phát kịp thời.

nguyen-nhan-viem-phe-quan-o-tre-em-03

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em cần đề phòng

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nó gây viêm và tắc nghẽn ở đường thở nhỏ (phế quản) của phổi. Bệnh thường do nhiễm trùng hoặc bởi các yếu tố khác gây kích ứng đường hô hấp. Điển hình là khói thuốc lá, dị ứng và tiếp xúc với khói thuốc từ một số hóa chất.

Virus – nguyên nhân viêm phế quản chủ yếu

Virus là nguyên nhân viêm phế quản cấp chủ yếu ở trẻ em. Nó chiếm từ 85 đến 95 phần trăm trường hợp trẻ mắc bệnh. Các loại siêu vi gây ra chứng cảm lạnh hoặc cúm có thể gây ra chứng viêm phế quản cấp. Trẻ thường có dấu hiệu ho, thở khò khè, có thể sốt nhẹ.

Nhiễm khuẩn – nguyên nhân viêm phế quản thứ cấp

Trong một số ít trường hợp, nguyên nhân viêm phế quản có thể do vi khuẩn có thể phát triển sau khi bị viêm phế quản do virus. Điều này có thể xảy ra do nhiễm trùng do vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Bordetella pertussis (gây ho gà ). Trẻ có dấu hiệu ho có đờm, thở khò khè và kèm theo sốt cao. Các triệu chứng thường nặng hơn viêm phế quản do virus.

Các chất gây kích ứng

Đường thở của trẻ em còn nhỏ hẹp, lớp niêm mạc mỏng nên dễ bị các tác nhân kích thích gây tổn thương, sưng viêm. Hít thở các chất kích thích như khói, sương khói, hoặc khói hóa học, khói thuốc lá… có thể gây viêm ở khí quản và ống phế quản. Điều này có thể dẫn đến viêm phế quản cấp ở trẻ em.

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên một số trẻ có biểu hiện nôn trớ sau khi ăn (chứng trào ngược dạ dày, thực quản), gây ra acid dạ dày liên tục trở lại vào thực quản, và có thể dẫn đến ho và viêm phế quản.

Thay đổi thời tiết, không khí lạnh

Không khí lạnh kích thích đường hô hấp làm suy yếu chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Đồng thời gây phản xạ co cơ trơn phế quản, rối loạn tuần hoàn máu và tăng tiết chất nhờn lớp niêm mạc. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công hệ hô hấp của trẻ em. Từ đó gây viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác.

Dị ứng

Tỷ lệ mắc viêm phế quản hen suyễn dị ứng ở trẻ em bị dị ứng có liên quan chặt chẽ. Chẳng hạn như bụi, bụi, nấm, ký sinh trùng, dị ứng phấn hoa và các loại khí hóa học, có thể gây phù nề lớp niêm mạc đường thở, gây tắc nghẽn và co thắt phế quản, dẫn đền những cơn ho và thở khò khè, khó thở ở trẻ em.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng có một ảnh hưởng nhất định trên viêm phế quản. Trẻ em không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng, miễn dịch tự nhiên. Khiến trẻ dễ bị mầm bệnh xâm nhập và gây hại.

Cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em. Điều này sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ trẻ khỏi việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mang đến cho con một tuổi thơ vui khỏe, tràn đầy năng lượng.

Xem thêm:

Điều trị viêm phế quản cấp theo phương pháp Tây y hiện đại

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em – mẹ đừng chủ quan

Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em lúc giao mùa