Những thay đổi tử cung trong thai kỳ của người mẹ

nhung-thay-doi-tu-cung-trong-thai-ky-cua-nguoi-me-01

Tử cung trong thai kỳ chính là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh, phát triển để thích nghi với sự phát triển của thai và đẩy thai ra ngoài lúc chuyển dạ. Đây chính là mái nhà cho thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày ngóng đợi của người mẹ. Chính bởi vậy mà nó có những phép biến hóa vô cùng huyền diệu để thích hợp vớ sự phát triển của thai nhi.

nhung-thay-doi-tu-cung-trong-thai-ky-cua-nguoi-me-01
, Image: 48661653, License: Royalty-free, Restrictions: , Model Release: yes, Credit line: Profimedia, Corbis

Thân tử cung trong thai kỳ

Tử cung của người phụ nữ trong thời kì mang thai phát triển theo cấp số nhân, có thể liên tưởng sự lớn lên của tử cung tương tự như khi chúng ta thổi một quả bóng. Trước khi mang thai, tử cung rất nhỏ, chỉ khoảng 50 gam, đo được 65mm chiều cao và 45 mm chiều rộng và có sức chứa từ 2 đến 3 cm khối. Tuy nhiên, sau 9 tháng thai kì tử cung có những biến đổi rất lớn:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Tháng 1: Hình dạng của tử cung không có sự to lên đáng kể, được ví như một quả quýt lớn.

Tháng thứ 2: Tử cung đã to lên như một quả cam.

Tháng thư 3: vào khoảng thời gian này, thai phụ có thể nhìn thấy tử cung hiện rõ ở phía trên vùng mu, tuy nhiên người ngoài nhìn vào vẫn khó nhận biết được cái bụng có sự thay đổi này của thai phụ ở tháng thứ 3 này.

Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Tháng thứ 4: giai đoạn này tử cung có sự thay đổi khá rõ, chiều cao đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn.

Tháng thứ 5: Tử cung đã cao tới rốn.

Vào tháng thứ 7: Tử cung cao vượt lên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng.

Đến tháng thứ 8: Tử cung cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.

Ngay từ thời kì đầu mang thai, tử cung đã bắt đầu gia tăng thể tích. Nhưng việc gia tăng này chỉ được nhìn thấy chính thức từ bên ngoài vào khoảng giữa tháng thứ 4 – đầu tháng thứ 5 của thai kỳ. Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh, thai phụ có thể có cảm giác tử cung bắt đầu đi xuống vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở.

Thời điểm này, tử cung nặng từ 1200 đến 1500 gam và thể tích của nó có thể lên tới 4 đến 5 lít. Chiều cao từ 32 đến 33 cm và chiều dài từ 24 đến 25 cm.

Tuy nhiên những con số này là những số liệu trung bình. Kích thước của tử cung có thể biến đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo cơ địa của từng người phụ nữ và số lần mang thai của họ. Chúng ra có thể dùng những số liệu này để làm điểm mốc xác định tuổi của bào thai và theo dõi sự phát triển của nó.

nhung-thay-doi-tu-cung-trong-thai-ky-cua-nguoi-me-02

Cổ tử cung trong thai kỳ

Đây là cánh cổng chào đời của bé, nó ít thay đổi hơn thân tử cung. Nó được tạo hóa thiết kế để bảo vệ bào thai trong suốt quá trình phát triển trong tử cung của người mẹ.

Khi có thai, cổ tử cung mềm ra. Cổ tử cung có màu tím do các mạch máu ở dưới lớp biểu mô bị cương tụ. Dấu hiệu này bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6 – tuần thứ 8 của thai nghén.

Dưới ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ, các tuyến cổ tử cung cũng tiết dịch nhiều. Nên phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nhiều khí hư (huyết trắng) hơn khi không có thai. Chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo thành một cái nút bịt kín lỗ cổ tử cung. Điều này bảo vệ không cho nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục trên. Nó luôn được đóng chặt và chịu được áp lực đè xuống từ các bộ phận đang lớn lên phía trên nó (là tử cung và bào thai).

Khi chuyển dạ, cổ tử cung có khả năng nhận áp lực và co bóp từ trong tử cung. Nút nhầy được tống ra ngoài. Cổ tử cung sẽ xóa mỏng. Đồn thời mở rộng dần để em bé có thể lọt qua đường sinh.

Thành phần chính của cổ tử cung là collagen. Nó có tác dụng giữ cho “cửa ngõ” này luôn kín và chặt. Các hormone chi phối quá trình mang thai khiến lỗ ngoài của cổ tử cung ngắn hơn và hơi mở nhẹ trong khi lỗ trong dài hơn nhưng có thành mỏng hơn.

nhung-thay-doi-tu-cung-trong-thai-ky-cua-nguoi-me-03

Nút nhầy cổ tử cung

Nút nhầy là một khối chất nhầy đặc bên trong cổ tử cung. Khi cổ tử cung giãn ra, những mảnh của khối nhầy này theo đó mà da ngoài. Đó được xem là dấu hiệu sớm của chuyển dạ. Do đó nếu bạn thấy hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, hãy đến ngay bệnh viện.

Niêm mạc tử cung

Lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung, còn gọi là nội mạc tử cung. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai sau đó. Khi sự thụ tinh diễn ra, các hormone thai kỳ sẽ tác động làm lớp niêm mạc này dày hơn. Đồng thời thay đổi cấu trúc để phù hợp cho sự phát triển của phôi và nhau thai.

Sau khi vừa sinh xong, toàn bộ tử cung sẽ sa xuống. Đôi khi chúng sa xuống khá thấp và mẹ có thể sờ thấy cổ tử cung ở khá gần với cửa âm đạo. Tuy nhiên, chúng sẽ dần co bóp để hồi phục kích thước và trở lại vị trí ban đầu. Do đó mẹ cần có những biện pháp chăm sóc, phụ hồi đúng theo chỉ dẫn. Sẽ mất khoảng 6 tuần để tử cung hồi phục hoàn toàn sau một ca sinh nở.