Tại sao không nên dùng thuốc ngủ khi mang thai?

tai-sao-khong-nen-dung-thuoc-ngu-khi-mang-01

Những đêm dài khó ngủ hay những giấc ngủ chập chờn thường khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng. Để giải tỏa lo lắng và tìm kiếm những giấc ngủ sâu, một số mẹ bầu đã tìm đến giấc ngủ. Tuy nhiên, thay vì nhận lại một giấc ngủ ngon, bạn có thể đối mặt với những tác dụng phụ từ thuốc ngủ. Cùng Carerum tìm hiểu tại sao không nên dùng thuốc ngủ khi mang thai.

tai-sao-khong-nen-dung-thuoc-ngu-khi-mang-01

Vì sao thuốc ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc?

Nói chung, thuốc ngủ có hiệu quả nhất khi được sử dụng trong các tình huống ngắn hạn như lệch múi giờ khi đi du lịch hoặc phục hồi sau một thủ thuật y tế. Nếu sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài, chúng có thể gây những tác dụng đảo ngược. Nó có thể khiến bạn ngủ không sâu giấc.

Ý tưởng chỉ cần một viên thuốc, ngay lập tức có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về giấc ngủ thật là hấp dẫn. Nhưng không may, thuốc ngủ lại không giúp chữa trị tận gốc các nguyên nhân cơ bản gây chứng mất ngủ. Thực tế nó thường làm cho vấn đề mất ngủ trở nên tồi tệ hơn nếu dùng trong thời gian dài.

Chất lượng giấc ngủ của bạn khi dùng thuốc sẽ giảm. Bạn có thể ngủ không sâu giấc do gan- thận phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Đặc biệt bạn có thể gặp những cơn ác mộng khiến bạn sợ hãi và tỉnh dậy. Sau khi thức giấc, bạn có thể vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ la đà như chưa được ngủ.

Thuốc ngủ, thậm chí có thể gây ra những rối loạn hành vi phức tạp như mộng du, ngủ lái xe và ngủ ăn (lái xe hoặc ăn giữa đêm hoàn toàn vô thức, thức dậy không còn nhớ gì, thường gây ra tăng cân hay tai nạn).

tai-sao-khong-nen-dung-thuoc-ngu-khi-mang-thai-02

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ngủ khi mang thai

Cả thuốc ngủ kê đơn và không kê đơn đều có những điểm cần lưu ý khi dùng bao gồm:

Các tác dụng không mong muốn

Thuốc ngủ khi dùng đều có tác dụng không mong muốn khác nhau. Điều này phụ thuộc loại thuốc cụ thể, liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, đau nhức cơ bắp, táo bón, khô miệng, buồn ngủ vào ban ngày. Ngoài ra bạn còn gặp tình trạng khó tập trung, nhầm lẫn, hay quên, chóng mặt và mất thăng bằng.

Các tác dụng phụ có thể trầm trọng hơn gồm phản ứng dị ứng nặng, sưng mặt, mất khả năng ghi nhớ, ảo giác, có ý nghĩ hoặc hành động tự tử. Các thuốc kháng histamin được sử dụng trong hỗ trợ giấc ngủ cũng có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ví dụ như tăng nhãn áp, khó tiểu tiện do phì tuyến tiền liệt hoặc vấn đề về hô hấp như viêm phế quản mạn tính.

Khả năng dung nạp thuốc ngủ khi mang thai

Bạn có thể phải dùng thuốc một thời gian để thấy được tác dụng. Do đó nguy cơ gặp tác dụng phụ cũng lớn hơn.

Gây “nghiện” thuốc ngủ khi mang thai cho mẹ bầu

Thuốc ngủ giảm hiệu lực nếu được dùng dài ngày. Bởi vì các thụ thể ở não trở nên ít nhạy cảm với tác động của thuốc hơn. Do vậy, bạn phải tăng liều để duy trì giấc ngủ như mong muốn. Khi đó bạn không thể ngủ được nếu không dùng thuốc. Tình trạng này được gọi là “nghiện”. Tức là lệ thuộc cả thể chất và tinh thần vào thuốc ngủ. Nó đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng cai nghiện khi dừng thuốc. Nếu bạn ngừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp triệu chứng cai nghiện. Điển hình như buồn nôn, ra mồ hôi và run rẩy. Đặc biệt tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn trước.

Tương tác thuốc ngủ khi mang thai

Thuốc ngủ có thể tương tác với các thuốc khác dẫn đến làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ. Đôi khi có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khi dùng kèm với các thuốc giảm đau và thuốc an thần khác.

Che giấu đi một vấn đề tiềm ẩn

Có thể bạn mắc bệnh hoặc bị rối loạn tâm thần mà chưa được phát hiện. Hoặc thậm chí là một rối loạn giấc ngủ. Đây là gây mất ngủ khi mang thai mà không thể điều trị bằng thuốc ngủ.

Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ đừng vội nghĩ ngay đến việc dùng thuốc- nhiều loại thuốc ngủ khác nhau về hiệu quả và độ an toàn. Hơn nữa, mất ngủ dai dẳng thường là triệu chứng điển hình của thai kỳ không thể chữa khỏi được bằng thuốc ngủ. Vì vậy, thay vì dùng thuốc ngủ, hãy tìm hiểu về những cách an toàn hơn và hiệu quả hơn giúp bạn dễ ngủ hơn.

tai-sao-khong-nen-dung-thuoc-ngu-khi-mang-thai-03

Phương pháp trị mất ngủ “không” thuốc ngủ khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai thường đến từ thay đổi nội tiết tố, thể trạng và tinh thần của mẹ bầu. Do đó, để điều trị mất ngủ khi mang thai hiệu quả, bạn có thể tìm đến các liêu pháp tự nhiên. Các liệu pháp này giúp bạn ổn định tinh thần và nội tiết tố. Từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Châm cứu trị mất ngủ khi mang thai

Châm cứu có thể giúp chứng mất ngủ. Một phân tích của Đại học Pittsburgh đã kết luận rằng châm cứu có thể là một điều trị hiệu quả cho chứng mất ngủ. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy năm tuần châm cứu tăng tiết melatonin vào buổi tối. Từ đó giúp cải thiện tổng thời gian ngủ.

Y học Ayurveda

Trong y học Ayurveda, mất ngủ thường liên quan đến sự mất cân bằng vata. Vata điều chỉnh hô hấp và tuần hoàn. Những người có một sự mất cân bằng vata thường thấy khó chịu, lo lắng, và sợ hãi bị mất ngủ. Một điều trị Ayurvedic là ứng dụng của dầu trên đầu và bàn chân. Đối với các loại pitta, dầu mè ấm áp được áp dụng. Đối với các loại Kapha, dầu mù tạt ấm thường được áp dụng.

Trà Hoa Cúc trị mất ngủ khi mang thai

Hoa cúc là một loại thảo dược có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp, làm dịu hệ tiêu hóa, giảm lo âu có thể giúp kích thích ngủ. Nhâm nhi một tách trà hoa cúc nóng sau khi ăn tối,

Thư giãn nhẹ nhàng

Tiết tấu nhẹ nhàng, âm nhạc chậm là một biện pháp khắc phục có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Âm nhạc trị liệu đã được tìm thấy để cải thiện chất lượng giấc ngủ, kéo dài thời gian ngủ. Nó giúp bạn tăng sự hài lòng với giấc ngủ.

Tăng cường tập thể dục

Thiếu tập thể dục có thể đóng góp vào giấc ngủ kém. Cơ bắp căng thẳng và stress  được tích tụ trong cơ thể. Tập thể dục có thể thúc đẩy giấc ngủ sâu trong đêm đó. Tuy nhiên, tập thể dục cường độ cao quá có thể làm tăng nồng độ adrenaline. Từ đó dẫn đến mất ngủ. Do đó, bạn nên tập thể dục, đi bộ chậm cách giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Do đó, nếu bạn muốn sử dụng thuốc ngủ khi mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Mất ngủ mãn tính có thể là một triệu chứng của bệnh khác, chẳng hạn như trầm cảm, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi, cơn nóng bừng, hoặc bệnh tiểu đường. Vì vậy điều quan trọng là đi khám bác sĩ nếu bạn gặp khó ngủ khi mang thai.

Xem thêm

Biện pháp tự nhiên trị mất ngủ khi mang thai cho mẹ bầu

Những thức uống trị mất ngủ khi mang thai

Nhụy hoa nghệ tây – công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu