Táo bón khi mang thai – hiểu rõ để trị đúng cách

tao-bon-khi-mang-thai-hieu-ro-de-tri-dung-cach-01

Mang thai là điều hạnh phúc diệu kỳ với mọi phụ nữ. Song, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ diễn ra nhiều sự thay đổi khiến các chị em không thoải mái. Đặc biệt là tình trạng táo bón thường gặp do trực tràng bị chèn ép bởi thai nhi. Cùng Carerum tìm hiểu táo bón khi mang thai và cách điều trị hiệu quả.

tao-bon-khi-mang-thai-hieu-ro-de-tri-dung-cach-01

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Táo bón là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Vì các hormone an thai progesterone làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua ruột.

Bạn có nhiều khả năng bị táo bón nếu bạn:

  • Bình thường đã dễ bị táo bón
  • Nghén khi mang thai và đang cố gắng ăn nhiều như bình thường
  • Bị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Bệnh thiếu máu có thể góp phần gây táo bón. Và viên bổ sung sắt được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu thực sự là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón nặng hơn.

Nếu bạn không tập thể dục nhiều, toàn bộ hệ thống của bạn sẽ trở nên chậm chạp. Khi có thai, theo thời gian, em bé của bạn lớn hơn gây tăng áp lực xuống vùng xương chậu của bạn  làm bạn nhiều khả năng bị táo bón.

Nếu bạn bị táo bón nặng và thường phải rặn mạnh khi đi vệ sinh, điều này làm tăng nguy cơ bị sa búi tĩnh mạch trực tràng- còn gọi là bệnh trĩ.

Ngăn ngừa táo bón khi mang thai thế nào

Táo bón không gây ra bất kỳ biến chứng bệnh cụ thể nào, nhưng lại gây khó chịu và có thể làm cho bệnh trĩ nặng hơn. Vì vậy, tốt nhất nên giải quyết vấn đề táo bón trước khi nó trở nên trầm trọng hơn.

Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn bằng cách bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, trái cây và rau quả. Cung cấp chất xơ sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn. Nhưng bạn cũng nên uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

Loại bỏ chất kích thích: Hãy cố gắng tránh uống các loại nước mà làm cho tình trạng táo bón của bạn nặng hơn, chẳng hạn như trà, cà phê, cola và rượu. Các thuốc lợi tiểu cũng có thể khiến bạn bị mất nước bạn và làm cho tình trạng táo bón nặng thêm.

Duy trì vận động và tập thể dục sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Đi bộ, bơi lội hoặc các lớp học tiền sản dưới nước, đạp xe nhẹ nhàng trên một chiếc xe đạp thể dục, hoặc các lớp tập thể dục khi mang thai tất cả đều có thể giúp ích cho bạn. Một số động tác yoga có thể được thực hiện để giúp giảm táo bón đặc biệt hiệu quả.

Thái cực quyền cũng giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua một chuỗi các động tác nhẹ nhàng có cấu trúc. Chúng cũng giúp thay đổi khả năng cân bằng và di động, nên giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng táo bón của bạn.

tao-bon-khi-mang-thai-hieu-ro-de-tri-dung-cach-04

Chế độ ăn ngừa táo bón khi mang thai

Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày và bắt đầu một ngày với một cốc nước ấm có thêm một lát chanh trước khi bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác. Bắt đầu mỗi bữa ăn với món salad, các loại rau hoặc trái cây, và ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ.

Thêm những thực phẩm sau đây trong chế độ ăn uống của bạn:

  • Trái cây tươi như cam, bưởi, quýt và quả lý đen.
  • Trái cây sấy khô như mận và mơ….
  • Rau quả, chẳng hạn như cần tây, cải xoong, cải bắp, rau bina và atisô.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, cũng như đậu lăng hay các loại đậu khác.

Vỏ hạt mã đề bạn có thể mua được tại các cửa hàng thực phẩm cho sức khỏe, có hiệu quả với chứng táo bón đặc biệt là nếu bạn có hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, không sử dụng vỏ hạt mã đề nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh tim được kê đơn.

Hạt lanh rất giàu chất xơ và các axit béo thiết yếu, đây là một lựa chọn thay thế cho vỏ hạt mã đề để trị táo bón. Nhưng bạn nhớ uống ít nhất một ly nước lớn sau mỗi thìa hạt lanh mà bạn dùng. Hãy thử rắc hạt lanh lên ngũ cốc ăn sáng, salad, hoặc sữa chua. Nhưng lưu ý rằng có quá nhiều hạt lanh có thể gây ra tiêu chảy và có thể gây phản ứng dị ứng dù rất hiếm.

tao-bon-khi-mang-thai-hieu-ro-de-tri-dung-cach-03

Phương thuốc thảo dược trị táo bón khi mang thai

Bạn có thể uống trà lá bồ công anh hay trà cẩm quỳ. Cho lá vào trong nước sôi hãm và uống hàng ngày để giảm bớt táo bón.

Lá cây keo là một phương thuốc truyền thống để trị táo bón và an toàn với liều lượng nhỏ bạn có thể dùng trong một thời gian ngắn của thai kỳ dưới sự giám sát của bạn bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Một số chuyên gia khuyên rằng không nên dùng lá keo trong tam cá nguyệt thứ ba, vì nó có thể kích thích tử cung (dạ con) và gây cơn co thắt.

Liệu pháp tinh dầu

Thêm 3- 4 giọt tinh dầu như tinh dầu cam ngọt, chanh, xả chanh, bưởi chùm hoặc cam bergamot và một thìa cà phê dầu hạt nho vào bồn tắm của bạn. Thư giãn trong nước ấm một lúc, bạn cũng nên xoa bụng của bạn nhẹ nhàng với xà phòng tạo bọt theo chiều kim đồng hồ.

Đừng xoa bóp quá mạnh, đặc biệt là nếu bạn có nguy cơ sinh non, hoặc nếu nhau thai của bạn nằm ở vị trí thấp trong tử cung (nhau tiền đạo).

Thư giãn

Bạn có thể thử điều trị bấm huyệt đơn giản tại nhà. Hãy nhờ người thân xoa bóp lòng bàn chân- tương ứng với hệ thống tiêu hóa của bạn. Nên massage thành những chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ, là cùng hướng với chuyển động của ruột khoảng 5 phút trên mỗi bàn chân.

Nếu bạn muốn tự xoa bóp cho mình, hãy thử sử dụng các dụng cụ bấm huyệt. Bạn có thể massage chân bằng cả hai tay theo chiều kim đồng hồ. Hoặc đặt hai cái chai dưới phần lõm bàn chân của bạn trong khi bạn đang ngồi, và nhẹ nhàng di chuyển chúng tới lui trên sàn nhà.

Bấm huyệt hay châm cứu

Bấm huyệt hay châm cứu vào điểm liên quan đến tiêu hóa của bạn nằm ở giữa bụng. Khoảng chiều rộng ba ngón tay dưới rốn của bạn (điểm CV6), ấn nhẹ liên tục 20 đến 30 lần, và lặp lại nhiều lần trong ngày.

Bổ sung

Nếu bạn cần bổ sung thêm sắt vì bạn dễ bị thiếu máu , hãy thử dùng hỗn hợp đa vitamin hay bổ sung sắt dạng lỏng, nhưng hãy nhớ tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước tiên.

Cố gắng ăn một ít thịt đỏ hoặc sung, và các loại rau màu xanh đậm trong bữa ăn của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để thay đổi viên bổ sung sắt của hãng dược khác nếu viên bạn đang dùng là nguyên nhân gây táo bón. Nếu táo bón trở thành một vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Thư giãn chậu sàn

Khi bạn cảm thấy cần phải đi vào nhà vệ sinh, đảm bảo rằng bạn có sự riêng tư và có thời gian. Ngồi trên nhà vệ sinh, hít sâu, sau đó thở ra như vậy cơ sàn chậu của bạn sẽ được thư giãn. Đứng dậy ngay trước khi rặn đôi khi có thể giúp ích. Trong khi ngồi, kiễng gót chân lên, để đầu ngón chân của bạn đưa đầu gối lên cao. Hoặc, sử dụng một chiếc ghế nhỏ để nâng đôi chân của bạn lên. Tư thế này gần giống như bạn đang ngồi xổm, việc đi ngoài sẽ dễ hơn.

Những phương pháp điều trị táo bón khi mang thai khác

Nếu bạn vẫn bị táo bón, bạn có thể tham khảo ý kiến ​​một học viên có trình độ châm cứu hoặc shiatsu- trị liệu bằng xoa bóp của người Nhật- để giúp tái cân bằng năng lượng nội bộ của bạn.

Nếu bạn muốn thử y học Trung Quốc, châm cứu, hay thuốc chữa bệnh, tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ sản khoa.

Thuốc nhuận tràng không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến độ pH bình thường và cân bằng vi khuẩn trong ruột già của bạn. Ngoài ra còn có nguy cơ biến chứng nhẹ như nhiễm trùng âm đạo, hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

10 mẹo trị táo bón cực hiệu quả cho mẹ bầu

Học người Ấn Độ cách xây dựng thực đơn khi mang thai

Uống nước mía khi mang thai bổ dưỡng hay đầy độc tố