Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa

cac-phuong-phap-chan-doan-va-dieu-tri-viem-da-co-dia-01

Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính kéo dài. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cần phân biệt và có cách điều trị viêm da cơ địa phù hợp để giảm thiểu biến chứng ở trẻ em. Hãy cùng Carerum tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa trẻ nhé.

 cac-phuong-phap-chan-doan-va-dieu-tri-viem-da-co-dia-01

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Để chẩn đoàn viêm da cơ địa, các bác sĩ thường dựa vào các yếu tố sau:

Dấu hiệu bên ngoài: Khám bên ngoài da, quan sát các triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên da và mắt

Tiền sử gia đình: Thăm khám và hỏi tiền sử bệnh gia đình để xác định viêm da cơ địa có phải xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc từ các bệnh khác có yếu tố dị ứng hay không.

Sinh thiết da: Lấy một mẫu da nhỏ ở vùng da bị tổn thương để làm xét nghiệm, loại trừ tình trạng da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa vào dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi để chẩn đoán bệnh.

Trẻ sơ sinh, nhũ nhi: bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi. Ban đầu các tổn thương thường xuất hiện ở hai bên má, trán, quanh miệng, lan dần xuống cổ, mặt duỗi, bẹn. Các vết ban đỏ thường dát đỏ, có nhiều mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt, trớt da và có dịch.

Trẻ em: những vết ban đỏ, tổn thương thường bắt đầu xuất hiện trong các nếp gấp ở khuỷu tay, đầu gối, ở tay và chân, cổ, cổ tay, cổ chân. Những mảng ban đỏ này sần, dày trông như da gà, có vảy và ngứa ngáy khó chịu, có thể là những mảng sáng hoặc tối

Người lớn: Da khô, dễ kích ứng, ngứa không rõ nguyên nhân. Những mảng sần có vảy Xuất hiện trong các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc gáy. Ngoài ra người bệnh còn có thể có các triệu chứng bệnh dị ứng khác như: viêm mũi dị ứng, viêm ngứa họng, hen…

cac-phuong-phap-chan-doan-va-dieu-tri-viem-da-co-dia-tai-benh-vien-02

Điều trị viêm da cơ địa

Mục đích chính trong điều trị viêm da cơ địa là giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn bệnh tái phát, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa như sau:

Thuốc điều trị viêm da cơ địa thường dùng

Kem chống ngứa

Bác sĩ có thể kê toa một loại kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid. Corticosteroid đại diện cho một loạt các loại thuốc giúp giảm sưng, ngứa và đỏ của viêm da dị ứng. Một số biến thể của Corticosteroid có thể được sử dụng ở cả trẻ em và người lớn, trong khi những biến thể khác chỉ dành riêng cho người lớn.

Corticosteroid thường được sử dụng từ một đến bốn lần mỗi ngày sau khi bôi kem dưỡng ẩm cho da. Thời gian điều trị có thể thay đổi từ 5 ngày đến tối đa 3 tuần. Tùy thuộc vào loại Corticosteroid và khu vực da được điều trị.

Tuy nhiên Corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ như phản ứng tại vị trí bôi. Làm mỏng hoặc mềm da. Da có cảm giác nóng rát, ngứa ran, châm chích, ngứa. Một số trường hợp có thể kích ứng, khô, nứt da, đau, nổi mẩn ngứa (nổi mề đay).  Do đó các chế phẩm này không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai để giảm kích ứng da và tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ có thể kê toa thêm thuốc kháng sinh nếu da trẻ bị nhiễm vi khuẩn, vết thương hở hoặc vết nứt. Bác sĩ có thể khuyên trẻ nên dùng kháng sinh đường uống trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, trẻ cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

cac-phuong-phap-chan-doan-va-dieu-tri-viem-da-co-dia-tai-benh-vien-03

Thuốc uống kháng viêm

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid đường uống. Corticosteroid đường uống được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng. Bao gồm viêm da dị ứng, ở trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.

Những loại thuốc này có hiệu quả nhưng không thể sử dụng lâu dài. Vì các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn. Steroid đường uống có thể gây ra tác dụng phụ như tăng sự thèm ăn, tăng cân, đầy hơi, thay đổi vị giác, chất béo bất thường, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu…Vì vậy không nên tự ý sử dụng Corticosteroid đường uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp sinh học điều trị viêm da cơ địa

Một số loại protein trong hệ thống miễn dịch của trẻ, được gọi là (IL IL-4, và IL IL-13, đóng vai trò chính trong các triệu chứng viêm da dị ứng. Các liệu pháp sinh học cho bệnh viêm da cơ địa ngăn chặn hoạt động của các protein đó, giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng của làn da của trẻ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã phê duyệt một loại chế phẩm sinh học mới, có thể tiêm (kháng thể đơn dòng) được gọi là dupilumab (Dupixent). Liệu pháp Sinh học cho viêm da cơ địa từ trung bình đến nặng là thuốc tiêm được sử dụng để điều trị cho người lớn (18 tuổi trở lên).

Sinh học có thể gây ra tác dụng phụ như phản ứng dị ứng (sốt, cảm thấy ốm, sưng hạch, nổi mẩn, nổi mẩn da, ngứa da hoặc mí mắt), phản ứng tại chỗ tiêm…Do đó, trẻ chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Liệu pháp quang tuyến trị liệu

Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da.

Hình thức đơn giản nhất của liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) liên quan đến việc phơi da với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên trong tầm kiểm soát. Các dạng khác của phương pháp này là sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA) và tia cực tím băng hẹp (UVB) đơn độc hoặc kết hợp với thuốc.

Mặc dù hiệu quả nhưng khả năng áp dụng rộng rãi đang cần nghiên cứu thêm. Vì có một số bằng chứng cho thấy quang tuyến trị liệu có thể gây lão hóa da sớm và tăng nguy cơ ung thư da.

Vì những lý do này, liệu pháp quang học ít được sử dụng ở trẻ nhỏ và không được dùng cho trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo bác sĩ của trẻ về những ưu và nhược điểm của liệu pháp quang trị liệu.

Đừng quên theo dõi Carerum để có thêm những thông tin mới nhất về bệnh học, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ nhé!

Xem thêm:

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa ngay tại nhà

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa – nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh