Mang thai tuần thứ 33 – bé “tập luyện” đòi ra

mang-thai-tuan-thu-33-be-tap-luyen-doi-ra-01

Khi mang thai tuần thứ 33, những cơn co thắt tử cung có thể đến với bạn nhiều hơn. Đừng lo lắng, hãy coi đây là “bài tập luyện” của bé, chuẩn bị cho cuộc đua nước rút chuyển dạ trong vài tuần tới. Cùng Carerum tìm hiểu về sự phát triển của bé và những điều cần chuẩn bị khi mang thai tuần thứ 33 nhé.

mang-thai-tuan-thu-33-be-tap-luyen-doi-ra-01

Mang thai tuần thứ 33 và sự phát triển của bé

Trong tuần thứ 33 thai kỳ,em bé của bạn có kích thước của một quả dứa. Em bé sẽ có chiều dài 43,7cm và nặng khoảng 1,92kg. Đến tuần này, em bé xoay đầu, chuyển thành tư thế cúi đầu xuống và bắt đầu ấn xuống cổ tử cung. Điều này có thể gây ra những cơn co thắt nhẹ.

Đôi mắt: Em bé có thể mở và nhắm mắt. Đồng tử có thể co lại và giãn ra để đáp ứng với ánh sáng.

Da: Lớp mỡ dưới da tích tụ dày hơn và da ít nhăn hơn. Chất béo tiếp tục lắng đọng bên dưới lớp da.

Phổi: Đã trưởng thành gần như đầy đủ. Nhịp thở bắt đầu. Nếu sinh non vào tuần này, em bé có thể tự thở. Tuy nhiên, nhịp thở tự nhiên còn yếu ớt. Bé dễ bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Não và hệ thần kinh: Phát triển đầy đủ. Não bộ có thể điều kiển một số hoạt động cơ bản của cơ thể.

Xương: Bắt đầu cứng lại, nhưng xương sọ vẫn mềm.

Tứ chi: Phát triển đầy đủ với hai chân cuộn tròn về phía ngực.

Bộ phận sinh dục: Ở bé trai, tinh hoàn đi xuống bìu.

Phản xạ: Các bé có thể cảm nhận, lắng nghe và nhìn thấy một chút.

Chuyển động của thai nhi chậm lại trong tuần này của thai kỳ. Bởi vì lúc này bé đã lớn hơn và không gian bên trong bụng mẹ trở nên nhỏ hẹp. Số lần đá cũng sẽ ít hơn trong tuần này, lý tưởng là khoảng mười cú đá trong hai giờ.

mang-thai-tuan-thu-33-be-tap-luyen-doi-ra-03

Những dấu hiệu mang thai tuần thứ 33 thai kỳ

Khi cơ thể hoạt động thêm để hỗ trợ thai kỳ, tốc độ trao đổi chất của bạn sẽ cao hơn và nhiệt lượng tăng thêm được tạo ra trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nóng và dễ bốc hỏa hơn. Ngoài ra, bạn còn gặp các triệu chứng mang thai điển hình như:

Căng thẳng, mất nước và cân bằng nội tiết tố có thể gây đau đầu .

Bạn có thể cảm thấy khó thở do áp lực tác động bởi tử cung mở rộng trên cơ hoành.

Thiếu ngủ, căng thẳng và lo lắng có thể gây ra chứng hay quên, một hiện tượng gọi là não thai kỳ.

Trọng lượng tăng thêm của em bé gây áp lực lên lưng dưới và gây đau lưng. Sử dụng nén nóng và lạnh hoặc tắm trong nước ấm có thể giúp giảm đau lưng.

Đau thần kinh tọa, đó là một cơn đau dữ dội cảm thấy ở lưng và xuống ở phía sau chân. Nó phổ biến khi tử cung đang phát triển gây áp lực lên các dây thần kinh tọa.

Đau nhức cơ thể và chuột rút làm cho giấc ngủ trở nên khó khăn trong thời gian này, dẫn đến mất ngủ.

Tử cung mở rộng đẩy dạ dày lên cao, khiến axit dạ dày di chuyển vào thực quản dẫn đến chứng ợ nóng.

Các cơn co thắt Braxton-Hicks ít đau hơn và các cơn co thắt không đều giúp cơ thể chuẩn bị chuyển dạ.

Hormone thai kỳ có thể làm cho móng mọc nhanh hơn và trở nên giòn . Tăng lượng biotin của bạn có thể giúp ngăn ngừa những thay đổi như vậy ở móng tay.

Lưu lượng máu dư thừa đến phần dưới của cơ thể có thể gây sưng các mạch máu ở chân, một tình trạng gọi là giãn tĩnh mạch.

Hội chứng ống cổ tay là cảm giác ngứa ran hoặc tê ở ngón tay và cổ tay. Đeo nẹp tay có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

mang-thai-tuan-thu-33-be-tap-luyen-doi-ra-02

Dấu hiệu sinh non khi mang thai tuần thứ 33

Trong tuần thứ 33, mặc dù bạn đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Giai đoạn này được xem như là giai đoạn an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ sinh non nếu chăm sóc thai kỳ không đúng cách.

Sau đây là số dấu hiệu cảnh báo sinh non bạn cần chú ý

  • Chuột rút giống như kinh nguyệt
  • Đau bụng, đau lưng
  • Đau lưng dưới
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo (màu hồng hoặc màu máu)
  • Rò rỉ dịch âm đạo
  • Áp lực vùng chậu
  • Tử cung co bóp (năm hoặc nhiều hơn trong một giờ)

Nếu bạn có nhiều hơn năm cơn co thắt trong một giờ hoặc thời gian giữa các cơn co thắt là dưới 10 phút, thì:

  • Cố gắng cho bàng quang của bạn trống rỗng
  • Uống nhiều nước
  • Nằm nghiêng bên trái trong một giờ và kiểm tra thời gian của cơn co.

Nếu các cơn co thắt kéo dài, bạn cần chuẩn bị đến bệnh viên ngay lập tức. Vì nó có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Để hạn chế sinh non bất thường, bạn cần thăm khám thai định kỳ. Ngoài ra khi nhận thấy sự bất thường của sức khỏe và thai nhi, bạn nên đến ngay các cơ sơ y khoa thăm khám kịp thời.

Những lưu ý khi mang thai tuần thứ 33

Khi mang thai tuần thứ 33, để chuẩn bị tốt cho mẹ và bé trong cuộc tăng tốc về đích, bạn cần lưu ý những điều sau

Uống nhiều nước để giữ nước: Tiếp tục bổ sung nước cho cơ thể. Nước giúp làm dịu cơ thể, giải độc tố, giảm sưng và phù nề. Đặc biệt nước còn giúp bạn hạn chế viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh và ăn các bữa ăn nấu tại nhà. Có bữa ăn nhỏ hơn đều đặn. Ăn thực phẩm giàu chất xơ như mận và mơ, rau xanh lá, trái cây tươi.

Tham gia vào các bài tập thường xuyên và vừa phải như đi bộ. Thực hành các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu. Nó sẽ giúp bạn giữ sức và làm quen với cơn chuyển dạ thực sự.

Tìm hiểu về thai kỳ và chăm sóc bé: Bạn có thể tham gia các lớp học tiền sản hoặc có thể đọc sách, tài liệu về thai kỳ. Hoặc bạn nên dành thời gian mua sắm, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho bé sau khi sinh.

Đăng ký hồ sơ sinh: Nếu bạn chưa chọn được nơi đăng ký sinh. Bạn nên tìm hiểu và quyết định sớm. Đặc biệt nếu bạn thuộc trường hợp sinh khó, nhóm máu hiếm, tình trạng sức khỏe đặc biệt, có bệnh lý nền, việc làm hồ sơ sinh giúp bạn chủ động trong quá trình sinh nở. Đảm bảo chuyển dạ sinh con an toàn cho cả mẹ và bé.

Hi vọng rằng những chia sẻ của Carerum sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc thai kỳ lành mạnh. Hãy theo dõi Carerum để cập nhật thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái mới nhất nhé.

Xem thêm

Tiêu chảy khi mang thai – nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Cách ăn uống giúp tăng cân cho thai nhi

5 giai đoạn hình thành và phát triển phổi của thai nhi