Mẹ biết gì về bệnh rubella?

me-biet-gi-ve-benh-rubella-01

Ngày nay, bệnh Rubella được biết như là “kẻ thù” của các bà mẹ và các em nhỏ trong mùa đông. Vậy bệnh Rubella là gì và cách phòng tránh ra sao thì nhiều mẹ còn “lơ mơ kiến thức”.

Rubella là bệnh do virut gây ra. Nó thường xuất hiện trong mùa lạnh. Trước khi vắc xin được phép sử dụng vào năm 1969 ở Mỹ thì chu kỳ dịch Rubella xảy ra cứ khoảng 6 – 9 năm một lần. Rubella hay gặp ở trẻ em. Nhưng ở người trưởng thành cũng dễ bị Rubella hơn là sởi và thủy đậu.

me-biet-gi-ve-benh-rubella-01

Đặc điểm “nhận dạng” rubella

Dấu hiệu nhận biết rubella

Sau khi bị nhiễm virut từ 16 – 18 ngày, bệnh nhân bị sốt nhẹ. Nổi ban từng đốm lan tỏa, nhiều khi giống bệnh sởi hoặc bệnh sốt tinh hồng nhiệt. Trẻ em bị nhiễm virut thường không có triệu chứng thể tạng rõ ràng. Ở người lớn, bệnh thường trải qua 1 – 5 ngày thời kỳ ủ bệnh. Sau đó có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, viêm mũi xuất tiết nhẹ và viêm màng kết mạc mắt.

Đặc điểm lâm sàng nổi bật là sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm, sau cổ. Trẻ có dấu hiệu phát ban trong 5 – 10 ngày. Tuy nhiên cũng có 50% trường hợp mắc bệnh không thấy phát ban. Bệnh thường có giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Nhưng không có biểu lộ xuất huyết ngoài da. Biến chứng thường gặp ở người lớn là đau khớp và viêm não.

Những di chứng nặng nề từ Rubella

Bệnh Rubella là bênh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vì nó có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Có tới 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu thai kỳ bị hội chứng Rubella bẩm sinh.

Nếu bào thai bị nhiễm Rubella sớm, sẽ có nguy cơ thai bị chết trong tử cung (thai chết lưu). Sẩy thai tự nhiên và dị dạng bẩm sinh. Ngoài ra rubella còn gây các khuyết tật của các cơ quan như điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, bệnh tăng nhãn bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm màng não, chậm phát triển trí tuệ, gan lách to, mềm xương…

Những dị tật này có thể đơn thuần hoặc kết hợp. Hội chứng Rubella bẩm sinh trung bình và nặng có thể gặp như điếc cục bộ, đái đường do insulin …Những dị tật bẩm sinh và kể cả chết bào thai đều có thể xảy ra khi người mẹ bị nhiễn Rubella ẩn (Rubella không phát ban).

me-biet-gi-ve-benh-rubella-02

Bệnh Rubella lây truyền bằng cách nào?

Do tiếp xúc với các chất tiết từ mũi – họng của bệnh nhân khi bệnh nhân hắt hơi. Hoặc do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Hoặc do các hạt này khuếch tán trong không khí và bị hít vào. Trong điều kiện sống chật chội thì tất cả những người bị cảm cúm đều có thể bị nhiễm Rubella.

Trẻ em bị hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu. Đó là nguồn truyền nhiễm cho những người tiếp xúc trong nhiều tháng sau sinh.

Nguy cơ nhiễm bệnh và sức đề kháng ra sao?

Trẻ em đều có thể bị nhiễm Rubella sau khi đã hết kháng thể do mẹ truyền qua nhau thai. Miễn dịch chủ động được tạo thành sau khi mắc bệnh tự nhiên hoặc gây miễn dịch bằng vắc xin. Trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ thường được bảo vệ 6 – 9 tháng tùy thuộc số kháng thể mẹ truyền qua nhau thai.

Cách phòng ngừa bệnh Rubella

Có 2 cách để phòng ngừa dich Rubella

  • Miễn dịch thụ động là tiêm globulin miễn dịch Immuno globulin sớm ngay sau khi nhiễm bệnh. Điều này không phòng được virut Rubella. Nhưng có thể làm nhẹ triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Đối với thai phụ bị nhiễm Rubella phải tiêm Immuno globulin với liều rất cao(20ml). Nhưng giá trị phòng ngừa hội chứng bẩm sinh Rubella chưa được biết rõ.
  • Miễn dịch chủ động bằng vắc xin, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên gây miễn dịch cho tất cả trẻ em từ 15 tháng tuổi trở lên bằng vắc xin phối hợp sởi và quai bị. Sau đó tiêm liều thứ hai vào lúc 5 – 6 tuổi khi vào cấp 1 hoặc ở tuổi 11 – 12 tuổi nếu như 5- 6 tuổi không được tiêm.

Mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về Rubella trên đây để bảo vệ bé yêu và cả gia đình khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

Cẩm nang chăm sóc trẻ – cách hạ sốt nhanh tại nhà

Bệnh thủy đậu ở trẻ em – cha mẹ cần chú ý