Táo bón khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

tao-bon-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-phong-va-dieu-tri-01

Táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn và không thường xuyên, phân khô cứng. Thật không may, táo bón ảnh hưởng đến khoảng một nửa số phụ nữ tại một vài thời điểm trong thai kỳ. Cùng Carerum tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị táo bón khi mang thai nhé.

tao-bon-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-phong-va-dieu-tri-01

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai?

Nói chung, lo lắng, căng thẳng, ít tập thể dục, và một chế độ ăn uống ít chất xơ có thể gây táo bón. Táo bón ở phụ nữ mang thai được cho là xảy ra do hormone làm giãn các cơ bắp ở ruột và do áp lực của tử cung lên ruột tăng. Giãn các cơ ruột làm thức ăn di chuyển qua hệ thống ống tiêu hóa chậm hơn.

Đôi khi bổ sung thêm chất sắt có thể là nguyên nhân góp phần gây táo bón. Bạn có thể cần phải chuyển sang một loại viên sắt khác, nhưng điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước.

tao-bon-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-phong-va-dieu-tri-02

Phòng và điều trị táo bón khi mang thai

Dưới đây là một vài điều mà bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa táo bón xảy ra hoặc để điều trị nếu bạn đã mắc phải:

Chế độ ăn uống nhiều chất xơ

Lý tưởng nhất, bạn nên tiêu thụ 25- 30 gam chất xơ mỗi ngày từ nguồn trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mận và cám.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước rất quan trọng trong phòng và điều trị táo bón, đặc biệt khi tăng lượng chất xơ. Hãy uống 10- 12 ly nước mỗi ngày. Sự kết hợp của một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều chất lỏng là cách tốt nhất giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng táo bón. Toát nhiều mồ hôi, sống trong môi trường khí hậu nóng ẩm, và tập thể dục có thể làm tăng nhu cầu bổ sung chất lỏng.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn lười vận động, bạn sẽ có nguy cơ bị táo bón lớn hơn. Đi bộ, bơi lội và những bài tập vừa sức khác giúp kích thích nhu động ruột làm giảm tình trạng táo bón. Hãy lên lịch tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần trong từ 20 đến 30 phút.

Các loại thuốc không kê đơn

Những sản phẩm không kê đơn có thể giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Luôn luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng các thuốc này.

Giảm bớt hoặc loại bỏ các chất bổ sung sắt

Bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của bạn trong thời gian mang thai. Bạn nên chia nhỏ liều bổ sung sắt thành nhiều bữa trong suốt cả ngày, hơn là uống một lúc liều lớn để làm giảm táo bón. Bạn có thể kiểm tra hàm lượng sắt trong máu và xin ý kiến bác sĩ về liều lượng bổ sung sắt trong thai kỳ.

tao-bon-khi-mang-thai-nguyen-nhan-cach-phong-va-dieu-tri-03

Biện pháp khắc phục táo bón không nên sử dụng khi mang thai

Thuốc nhuận tràng không được khuyến cáo cho điều trị táo bón trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra tình trạng mất nước.

Sử dụng lâu dài các thuốc nhuận tràng, trừ các thuốc nhuận tràng làm tăng lượng phân, có thể làm cho bạn phụ thuộc vào thuốc để đi ngoài và có thể làm che lấp các triệu chứng táo bón quan trọng. Thuốc nhuận tràng có thể gây ra chuột rút, đầy hơi, buồn nôn ở một số người.

Thuốc nhuận tràng có thể là biện pháp khắc phục táo bón hữu ích. Nhưng đó không phải là cách thay thế được cho việc ăn uống đủ chất xơ, tập thể dục thường xuyên, và uống nhiều nước. Các cách khác để tránh táo bón là không bao giờ nhịn đại tiện, hãy dành một khoảng thời gian trong ngày cho việc đi ngoài thành thói quen, và tránh những thức ăn có nhiều chất béo, đường.

Xem thêm

13 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây táo bón

Táo bón khi mang thai – hiểu rõ để trị đúng cách

10 mẹo trị táo bón cực hiệu quả cho mẹ bầu