Tìm hiểu “bên trong” chu kỳ kinh nguyệt

tim-hieu-ben-trong-chu-ky-kinh-nguyet-01

Chu kỳ kinh nguyệt là món quà thượng đế dành cho phái đẹp. Nó giúp bạn tái tạo các tế bào máu mới, đào thải độc tố khỏi cơ thể, giúp bạn duy trì nét thanh xuân. Đặc biệt, chu kỳ kinh nguyệt còn mang đến cho bạn thiên chức làm mẹ cao quý. Những sự thay đổi, biến động từ chu kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.  Do đó, bạn cần chú ý đến sức khỏe “nàng nguyệt” hàng tháng.

tim-hieu-ben-trong-chu-ky-kinh-nguyet-03

Điều bí mật bên trong buồng trứng

Không giống như nam giới sản xuất tinh trùng mỗi ngày gần như trong suốt cuộc đời của họ. Phụ nữ khi sinh ra đã có tất cả những quả trứng trong cơ thể. Nó được lưu trữ 2 bên buồng trứng. Thông thường khi sinh ra, họ đã có sẵn 1-2 triệu quả trứng. Nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này sẽ phát triển và rụng trong suốt cuộc đời của họ.

Trứng dự trữ giảm dần theo thời gian. Khi bạn bắt đầu vào tuổi dậy thì – thường 10 đến 14 tuổi – chỉ có 300,000 trứng còn khả năng hoạt động.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có ít nhất 1 trứng phát triển và rụng. Sau khi rụng, trứng được hứng vào vòi trứng. Sau đó di chuyển dọc theo ống dẫn trứng, vào đến tử cung.

Nếu trong “chuyến hành trình” đó, trứng gặp tinh trùng, sẽ thụ tinh thành phôi. Phôi tiếp tục di chuyển đến tử  cung và làm tổ tại đó. Nếu thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ được đưa ra ngoài, cùng với lớp niêm mạc tử cung. Hình thành nên một chu kỳ kinh nguyệt.

tim-hieu-ben-trong-chu-ky-kinh-nguyet-01

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra như thế nào?

Một chu kỳ bình thường kéo dài từ 28-29 ngày. Được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến một ngày trước của chu kỳ tiếp theo. Một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn, chỉ có 22 ngày. Nhưng một số khác dài hơn 36 ngày.

Độ dài của chu kỳ kinh có thể thay đổi theo từng tháng của bạn.

Trong chu kỳ, âm đạo của bạn sẽ tiết ra một chất dịch màu trắng sữa là điều hoàn toàn bình thường. Màu của dịch sẽ thay đổi phụ thuộc vào nồng độ hormon tăng hay giảm trong suốt chu kỳ của bạn.

Khi bạn nhiều tuổi và gần giai đoạn mãn kinh, độ dài của chu kỳ sẽ thay tuổi. Càng nhiều tuổi, chu kỳ có xu hướng ngắn hơn. Khi bạn nhận thấy chu kỳ kéo dài nhiều tháng hoặc có thể ngắn 2-3 tuần thì đó là lúc bạn đang tiến gần đến thời kỳ mãn kinh.

Nếu bạn dưới 40 tuổi, chu kỳ kéo dài hoặc kinh nguyệt dừng hẳn. Bạn nên đi gặp bác sỹ và làm các xét nghiệm máu cần thiết. Hoặc nếu máu chảy giữa chu kỳ hoặc sau sex bạn cũng nên đi khám.

Một số biện pháp tránh thai như tiêm hormone hoặc đặt vòng có thể gây chảy máu bất thường. Nếu nhận thấy các biện pháp này không phù hợp với cơ thể, tốt nhất bạn nên tháo ra.

tim-hieu-ben-trong-chu-ky-kinh-nguyet-02

Hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoạt động như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự kiểm soát của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Vì nó tác động đến quá trình sản xuất hormon estrogen.

Hormon GnRh viết đầy đủ là Gonadotrophin-releasing. Nó được sản xuất từ vùng dưới đồi (nằm trong não) có vai trò kích thích sản sinh FSH (FSH: Follicle stimulating hormon – hormon kích thích nang trứng) và LH (Follicle hormone)

Hormone kích thích nang trứng (FSH) được sản xuất bởi tuyến yên. Nó cũng nằm trong não của bạn. Nó kích thích trứng phát triển, chín và rụng.

Luteinising hormone (LH) cũng được sản xuất ở tuyến yên.

Estrogen được sản xuất tại buồng trứng. Nó có nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể các bạn nữ bao gồm cả những thay đổi trong cơ thể thời kỳ dậy thì. Từ 1 đứa trẻ bạn trở thành thiếu nữ với vóc dáng 3 vòng nở nang.

Progesterone cũng được sản xuất từ trứng. Có vai trò phối hợp với estrogen để giữ cho chu kỳ sinh sản của bạn bình thường và duy trì thai kỳ.

Toàn bộ quá trình chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ sự thay đổi trong bộ não, khi vùng dưới đồi sản xuất GnRh. Hormon này di chuyển đến tuyến yên và ra lệnh giải phóng FSH.

FSH sau đó theo máu đi khắp cơ thể và kích thích buồng trứng bắt đầu phát triển 1 số trứng. Có khoảng 15-20 trứng phát triển có vỏ nang được gọi là nang trứng.

FSH cũng kích thích buồng trứng sản xuất estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Chuẩn bị cho quá trình mang thai nếu trứng được thụ tinh.

ĐIều gì xảy ra trong quá trình rụng trứng?

Khi nồng độ estrogen tăng, nồng độ của FSH giảm xuống tạm thời. Hormon LH gây rụng trứng, thời điểm mà các trứng phát triển hoàn thiện và thoát khỏi bao nang. Ngay lập tức trứng được hứng vào các vòi trứng và đi vào ống dẫn trứng.

Thông thường cổ tử cung sản xuất chất nhầy đục, dày nên tinh trùng không thể xâm nhập. (Các bạn nữ có thể cảm nhận được chất nhầy này khi bạn đi tiểu).

Chỉ cần trước khi bạn rụng trứng, estrogen làm thay đổi tính chất của chất nhầy. Điều này khiến nó trở nên mỏng hơn. Tạo cơ hội cho phép tinh trùng bơi qua cổ tử cung và vào ống dẫn trứng nơi diễn ra quá trình thụ tinh.

Trong buồng trứng, nang trở nên rỗng và chuyển thành hoàng thể (màu vàng). Các tế bào của khối màu vàng bắt đầu sản xuất progesterone. Progesterone làm thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung do đó một lần nữa, tinh trùng càng khó xâm nhập vào tử cung. Bạn có thể nhận thấy rằng chất dịch âm đạo của bạn trở nên dày hơn và dính trong giai đoạn này của chu kỳ của bạn.

Progesterone cũng tác động lên niêm mạc của tử cung, khiến nó trở nên dày, xốp, tăng cung cấp máu nuôi dưỡng từ đó sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh. Khi mức progesterone tăng, ngực trở nên căng tức và nhạy cảm. Tuyến yên lúc này ngừng sản xuất hormon FSH và vì thế không có trứng không phát triển.

Nếu trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng tạo thành phôi. Nó sẽ đi xuống trong niêm mạc tử cung. Cuộc hành trình của phôi từ nơi thụ tinh (ống dẫn trứng) đến tử ung thông thường khoảng từ 6 đến 12 ngày.

Điều gì nếu thụ tinh không xảy ra?

Nếu trứng không được thụ tinh thành công, nó bắt đầu phân hủy và hoàng thể co lại. Nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống và lớp niêm mạc tử cung của bạn bắt đầu sản xuất ra prostaglandins.

Hóa chất này gây ra những thay đổi trong cung cấp máu cho tử cung của bạn, phá vỡ lớp niêm mạc và kích thích tử cung co bóp và gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Nếu bạn đang mong con, bạn cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt và tìm hiểu về “thời điểm vàng”. Đồng thời, bạn nên nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, điều hòa nội tiết tố, cải thiện sức khỏe kinh nguyệt. Những yếu tố này giúp bạn ổn định chu kỳ kinh và sức khỏe sinh sản, nâng cao khả năng thụ thai.

Xem thêm

Mối quan hệ giữa kinh nguyệt và khả năng thụ thai của phụ nữ

Thuốc tránh thai khẩn cấp “kẻ thù” của kinh nguyệt

Kinh nghiệm điều trị rong kinh, cải thiện khả năng thụ thai