4 bài thuốc dân gian từ trầm hương

Môi trường sống thay đổi, hàm lượng các chất độc hại gia tăng cùng những căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh các phương pháp điều trị từ Tây ý, ngày nay nhiều người có xu hướng lựa chọn các bài thuốc y học cổ truyền để cải thiện sức khỏe. Nói về các thảo mộc quý, không thể không nhắc đến trầm hương. Vậy trầm hương có công dụng gì? Trầm hương được dùng trong các bài thuốc nào? Cùng Carerum tìm hiểu các bài thuốc từ trầm hương nhé.

Nguồn gốc của trầm hương

Trầm hương không phải là thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Trầm hương được tao ra từ một phần gỗ mục chứa tinh dầu thơm trên cây Dó Bầu.

Trầm hương được hình thành nhờ những tác động của thời tiết, côn trùng, vi khuẩn… trong quá trình sinh trưởng của cây Dó Bầu. Các tác nhân ngoại lực này gây ra các tổn thương trên thân cây. Điều này kích thích quá trình tiết nhựa làm lành vết thương ở cây Dó Bầu. Lâu dần những vết thương này được tích dầu trở thành một loại gỗ có hương thơm đặc trưng. Người ta gọi đó là Trầm Hương.

Ở Việt Nam, trầm hương là sản vật quý hiếm của rừng già. Nó thường được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Tây Nguyên, Kiên Giang…Và một phần của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Công dụng của Trầm Hương với sức khỏe

Về thành phần hóa học, Trầm Hương tốt có các thành phần tan trong cồn từ 40-50%.  Thành phần của dầu trầm hương cực kỳ phức tạp với hơn 150 hợp chất hóa học được xác định. Ít nhất 70 trong số này là các terpenoids có dạng sesquiterpen và crom ; không có monoterpen nào được phát hiện cả. Các nhóm hợp chất phổ biến khác bao gồm agarofurans, cadinanes, eudesmanes, valencanes và eremophilanes, guaianes, prezizanes, vetispiranes.

Đây là những hợp chất có hương thơm quyến rũ. Điều này khiến tinh dầu trầm hương có hương thơm dịu nhẹ và dễ chịu. Nó được dùng để làm chất định hương và chất thơm cao cấp trong ngành công nghiệp nước hoa và mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, trong Đông y trầm hương còn là vị thuốc quý, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Theo Y học cổ truyền dân tộc, Trầm hương có tính ôn, vị thơm, cay nóng. Quy chủ yếu các kinh thận, tỳ, vị. Có tác dụng giúp giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng trong các bài thuốc chủ trị chứng đau ngực, khó thở, hen suyễn, đau bụng, nôn ói, nấc, thận khí hư, bí tiểu tiện.

Ngoài ra, tinh dầu trầm hương có tính kháng khuẩn, hương thơm ấm nhẹ rất có lợi cho sức khỏe hô hấp. Hương thơm thuần khiết, dịu nhẹ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, thanh tỉnh tư duy.

4 bài thuốc từ Trầm Hương an toàn và hiệu quả

Trầm hương có tính ôn, vị thơm, cay nóng. Quy chủ yếu các kinh thận, tỳ, vị. Có tác dụng giúp giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần. Khi dùng kết hợp cùng các vị thuốc khác, trầm hương mang đến những bài thuốc dân gian an toàn và hiệu quả.

Trầm hương – bạch đậu khấu trị bệnh tiêu hóa

Trầm hương có tính ấm, quy vào kinh ty vị. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Trong đó có các chứng bệnh thường gặp như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, bạch đậu khấu có tính ấm, cay nhẹ. Cũng có tác dụng là ấm dạ dày (tỳ), giúp hành khí, giảm đau. Bạch đậu khấu thường dùng trong các bài thuốc chủ trị chứng đầy bụng, viêm họng, co thắt dạ dày, cảm lạnh…

Sự kết hợp giữa trầm hương và bạch đậu khấu mang đến bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn…

Baì thuốc: Trầm hương 5g, bạch đậu khấu 5g. Hai vị thuốc mong phơi khô, tán đều. Chia thành 10 gói nhỏ. (1g/gói). Pha bột vào nước nóng, khuấy đều, để lắng rồi chắt lấy nước uống. Trẻ em: 2 gói/ngày; người lớn 3 gói/ngày.

Bài thuốc từ trầm hương giúp cần bằng cảm xúc

Hương trầm ấm áp, dễ chịu có thể làm an thần, điều tiết cảm xúc, điều hòa nhịp thở ổn định.

Ô dược có công dụng chính là hành khí, chỉ thống (giảm đau) và khứ hàn. Y học cổ truyền thường dùng dược liệu để trị chứng thống kinh (đau bụng kinh), kinh nguyệt không đều, ăn uống không tiêu do hàn xâm nhập và chứng cam tích ở trẻ nhỏ.

Vị thuốc binh lăng có tác dụng kích thích cholinergic ở hệ thần kinh trung. Ngoài ra nó còn giúp tăng tiết mồ hôi, nước bọt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.

Bài thuốc: Trầm Hương 4 gam, nhân sâm 4 gam, ô dược 4gam , hạt cau khô 10 hạt (khoảng 4 gam). Sàng sạch bụ bẩn, cho vào nồi sắc cùng với 200ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn 50ml. Nên uống ấm

Tinh dầu trầm hương giảm đau đầu, căng thẳng

Các thành phần hóa học của gỗ trầm hương có nguồn gốc từ chi Aquilaria , bao gồm 2- (2-phenylethyl) -4 H -chromen-4-một dẫn xuất, terpenoids, flavonoid, v.v., trong đó 2- (2-phenylethyl) -4 H -chromen -4-một dẫn xuất và sesquiterpen là hai thành phần chiếm ưu thế trong gỗ trầm hương.

Những hoạt chất này giúp trầm hương có khả năng giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt tinh dầu trầm hương còn giúp trẻ hóa và tái tạo tế bào da. Từ đó giúp bạn duy trì một làn da khỏe đẹp.

Bài thuốc từ trầm hương giúp giảm đau bụng kinh

Các nhà khoa học nhận thấy rằng chiết xuất chloroform của gỗ trầm hương kéo dài ngưỡng đau. Đồng thời giúp giảm thời gian phản ứng quằn quại. Do đó khi kết hợp cùng các loại dược liệu khác, trầm hương có thể hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh.

Bài thuốc: Trầm hương, Đinh hương, Mộc hương, Hương phụ, Kệ hạch, Tiểu hồi, Trần bì, Ô dược. Mỗi loại lấy 12 gam. Tất cả mang tán thành bột mịn. Ngâm hoặc uống với rượu nhẹ mỗi khi đau bụng kinh.

Bài thuốc này có tác dụng làm ấm tử cung, kích thích quá trình lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống mỗi ngày 1-2 chén nhỏ.

Tuy nhiên, dù trầm hương là vị thuốc quý tuy nhiên bạn không nên sử dụng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, sốt hoặc dùng cho phụ nữ có thai. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng.

Xem thêm

Thực hư việc trầm hương trị ung thư?

Tìm hiểu bài thuốc từ trầm hương trong Đông y

Tác dụng của trầm hương – linh dược trời ban