Hormone Progestogen phòng ngừa sinh non, bảo vệ thai kỳ

hormone-progestogen-phong-ngua-sinh-non-bao-ve-thai-ky-03

Sinh non là trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ và trẻ ra đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để ngăn ngừa tình trạng sinh non mẹ cần bổ sung đủ hormone progestogen. Tại sao hormone progestogen có thể bảo vệ thai kỳ? Cùng Carerum tìm hiểu vai trò của progestogen trong phòng ngừa sinh non nhé.

hormone-progestogen-phong-ngua-sinh-non-bao-ve-thai-ky-01

Hiện tượng sinh non là gì?

Thông thường một thai kỳ an toàn và bình thường khi trẻ được sinh ra từ tuần thứ 37 – 40 của thai kỳ. Trường hợp trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của được gọi là sinh non.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non, thiếu tháng. Trong đó có 70% các trường hợp sinh non tự nhiên.  30% còn lại đến từ sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Hoặc đôi khi, do sự thay đổi đột ngột của thai kỳ như dây rốn cuốn cổ, cạn ối, nhau tiền đạo…và các vấn đề y khoa khác mà bác sĩ chỉ định sinh trước 37 tuần.

Sinh non là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm đề kháng, nhẹ cân, nhiễm trùng hô hấp, khuyết tật thần kinh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bạn có những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non như tiền sản giật, đa thai, chỉ số BMI thấp, tiền sử sinh non, nhau tiền đạo, rối loạn nội tiết tố Progesterone, nhiễm trùng đường sinh dục…bạn cần có kế hoạch thăm khám và quản lý thai kỳ khoa học.

hormone-progestogen-phong-ngua-sinh-non-bao-ve-thai-ky-02

Vai trò của hormone Progestogen trong phòng ngừa sinh non

Rối loạn nội thiết tố thai kỳ Progesterone là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Tại sao Progesterone có vai trò quan trọng trong phòng ngừa sinh non?

Hormone Progesterone là gì

Progestogen là một hormone thuộc nhóm hormone steroid. Nó được được chia thành 2 nhóm. Bao gồm nhóm ngoại sinh (progestin) và nhóm nội sinh (progesterone).

Progesterone là một hormone tự nhiên được cơ thể tạo ra trong thai kỳ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, Progesterone giúp tử cung phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển của thai nhi. Đồng thời giúp giảm hiện tượng co bóp tử cung. Từ đó giúp giảm nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu. (Vì nếu tử cung co bóp trong giai đoạn đầu có thể dẫn tới sảy thai tự nhiên. Hay còn gọi là tình trạng thai chết lưu.

Trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, progesterone hỗ trợ và kích thích tuyến vú phát triển. Tăng kích thước bầu ngực, chuẩn bị sản xuất và tiết sữa. Đồng thời, nó cũng giúp phổi hô hấp tốt hơn, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, progesterone cũng tham gia điều chỉnh các phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nó giúp giảm sản xuất các cytokine tiền viêm và giãn cơ trơn. Điều này giúp ngăn chặn hoạt động của oxytocin. Đồng thời giúp ức chế sự hình thành của phản ứng kích hoạt co cơ trơn tử cung. Do đó, progesterone thường được sử dụng trong các trường hợp có nguy cơ sinh non cao.

hormone-progestogen-phong-ngua-sinh-non-bao-ve-thai-ky-03

Có 2 dạng sử dụng progesterone trong phòng ngừa sinh non là:

Hormone Progesterone đặt âm đạo

Progesterone đặt âm đạo thường được sử dụng ngăn ngừa sinh non tự nhiên ở nhóm phụ nữ có tiền sử sinh non và phụ nữ mang đơn thai có cổ tử cung ngắn.

Theo bác sĩ sản khoa, trường hợp phụ nữ có cổ tử cung ngắn nghĩa là chiều dài kênh cổ tử cung ngắn hơn bình thường ( dưới 20mm). Sự bất thường của cổ tử cung có thể dẫn đến hiện tượng bong nút nhầy và cổ tử cung mở sớm hơn.

Dựa vào tình trạng sức khỏe, lịch sử thai kỳ, sức khỏe thai nhi, tuổi thai, bác sĩ có thể chỉ định progesterone đặt âm đạo dạng gel, viên đạn hay viên nang cho mẹ bầu.

Liều dùng progesterone đặt âm đạo có thời gian bán thải khoảng 13 giờ. Do đó bác sĩ thường kê đơn mỗi ngày. Liều dùng 90 mg – 400 mg.

Ưu điểm: khả dụng sinh học trên tử cung cao vì tác dụng lên tử cung trước khi chuyển hóa lần đầu ở gan.

Nhược điểm: có thể gây kích ứng âm đạo. Tuy nhiên tác dụng phụ toàn thân ít hơn.

Do đó, để phát huy các ưu điểm và hạn chế nhược điểm, bạn nên sử dụng progesterone đặt âm đạo theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Hormone Progesterone tiêm tĩnh mạch

Progesterone tiêm tĩnh mạch có thành phần là 17 alpha-hydroxyprogesterone caproate. Nó thường được sử dụng trong trường hợp mẹ bầu đơn thai có tiền sử sinh non.

Với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng progesterone tiêm tĩnh mạch khi thai nhi đủ 16 – 24 tuần và cho đến tuần 36 của thai kỳ. Progesterone tiêm tĩnh mạch thường dùng là Makena (một loại biệt dược). Hoặc bác sĩ có thể chỉ định thay thế bằng hợp chất pha trộn (sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với thành phần của Makena).

Ưu điểm: progesterone tiêm tĩnh mạch tác dụng nhanh, đảm bảo cân bằng nội tiết tố

Nhược điểm: Khi tiêm thuốc, thai phụ có thể có cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm.

Điều trị bằng progestogen giúp phụ nữ có tiền sử sinh non và cổ tử cung ngắn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng trong trường hợp mang đa thai. Bên cạnh đó, để quá trình điều trị bằng Progestogen đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm

4 cách tự nhiên tăng Progesterone, cải thiện khả năng thụ thai

Dịch tiết âm đạo – dấu hiệu phản ánh sức khỏe thai kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai – các dưỡng chất thiết yếu