Mang thai tuần thứ 19 – mẹ và bé cùng trải qua điều gì

mang-thai-tuan-thu-19-me-va-be-cung-trai-qua-dieu-gi-01

Khi mang thai tuần thứ 19, bạn đang trải qua những ngày tháng dễ chịu nhất của thai kỳ. Hãy cùng Carerum tìm hiểu những thay đổi của cả mẹ và bé trong giai đoạn này nhé.

mang-thai-tuan-thu-19-me-va-be-cung-trai-qua-dieu-gi-01

Mang thai tuần thứ 19 và sự phát triển của thai nhi

Bước vào tuần thứ 19, Em bé có kích thước tương đương một quả cà chua. Em bé của bạn có chiều dài khoảng 6.02in (15.3cm) và nặng khoảng 240 gram. Bé bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh hơn vào thời điểm này.

BỘ PHẬN CƠ THỂ PHÁT TRIỂN
Khuôn mặt Xác định rõ hơn nét mặt và biểu cảm khuôn mặt
Tóc Mọc trên đầu, lông mày và lông mi hình thành
Da Được phủ một lớp bảo vệ của lớp phủ gọi là vernix caseosa. Đây là lớp sáp màu trắng bao quanh thai nhi.
Sụn Các mô sụn dần phát triển, hình thành hệ cơ xương
Tứ chi Cánh tay và chân cân đối và di chuyển với sự kiểm soát nhiều hơn
Não bộ Phát triển các giác quan cho thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và âm thanh
Đôi tai Em bé có thể nghe thấy âm thanh từ môi trường bên ngoài
Vị giác Đã phát triển. Bé có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa ngọt và đắng.
Thận Bắt đầu đi tiểu. Một số nước tiểu (vô trùng) được bài tiết vào nước ối
Giới tính Siêu âm có thể xác định chính xác giới tính của em bé. Nếu đó là con gái, tử cung được hình thành và buồng trứng chứa sáu triệu trứng

Những thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 19

Dưới đây là các triệu chứng bạn có thể trải qua khi mang thai tuần thứ 19

Sự thèm ăn tăng lên: Các triệu chứng ốm nghén chấm dứt, và có sự gia tăng sự thèm ăn. Bạn bắt đầu có sự thay đổi cân nặng trong thời gian này.

Đi tiểu thường xuyên: Tử cung đang phát triển bắt đầu gây áp lực lên bàng quang và làm tăng tần suất đi tiểu. Đặc biệt là ban đêm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Đau dây chằng tròn: Cơn đau được cảm nhận ở một bên hoặc cả hai bên bụng. Bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó di chuyển. Ngoài ra bạn có thể cảm thấy đau nhức phần lưng và thắt lưng.

Chóng mặt: Tử cung đang phát triển làm tăng áp lực lên các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra mệt mỏi hoặc chóng mặt.

Nghẹt mũi: Sự dao động của nồng độ hormone làm tăng lưu lượng máu đến màng nhầy, khiến chúng sưng lên và mềm ra. Điều này dẫn đến nghẹt mũi và viêm mũi. Đôi khi bạn cảm thấy khó thở. Đặc biệt vào lúc chuyển mùa hoặc thời tiết se lạnh.

Chuột rút ở chân:  Bạn Thường trải qua nhiều hơn vào ban đêm, chuột rút ở chân được gây ra do sự chèn ép của các mạch máu bởi tử cung đang phát triển.

Suy giảm thị lực: Bạn có thể cảm thấy nhìn mờ hơn, thường xuyên chảy nước mắt. Điều này xảy ra do sự gia tăng thêm chất lỏng trong mắt.

Bốc hỏa thai kỳ: Do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, người ta thường gặp phải các cơn bốc hỏa.

mang-thai-tuan-thu-19-me-va-be-cung-trai-qua-dieu-gi-02

Những lưu ý kiểm tra thai kỳ khi mang thai tuần thứ 19

Nếu bạn bỏ qua mốc siêu âm khi mang thai tuần thứ 18, bạn cần thực hiện nó vào tuần thứ 19 của thai kỳ. Lúc này, bạn cạnh việc kiểm tra cân nặng, vòng bụng, huyết áp…Bạn cần thực hiện các kiểm tra thai kỳ sau:

Siêu âm thai định kỳ

Việc siêu âm định kỳ sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo theo dõi sự phát triển đúng đắn của em bé. Lúc này cơ quan sinh sản của bé đã rõ nét. Do đó, giới tính cũng có thể được xác định tại thời điểm này.

Siêu âm ở mốc 19 đến 20 tuần của thai kỳ để xác định bất kỳ vấn đề vật lý nào như tật nứt đốt sống mà em bé có thể có. Điều này giúp bạn nắm bắt được tình hình và sức khỏe của thai nhi. Từ đó có hướng điều trị, khắc phục phù hợp.

Chọc dò nước ối

Đây là một xét nghiệm chẩn đoán có xâm lấn cho kết quả chính xác nhất. Trong đó một lượng nhỏ mẫu nước ối được lấy từ tử cung, thông qua một cây kim dài và mảnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Tuy nhiên việc xét nghiệm chọc ối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nó có thể dẫn đến rò rỉ, nhiễm trùng nước ối, truyền nhiễm cho thai nhi. Một số trường hợp cây kim chọc ối có thể khiến bé bị tổn thương do cử động bất ngờ trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện xét nghiệm này.

mang-thai-tuan-thu-19-me-va-be-cung-trai-qua-dieu-gi-03

Những mẹo vặt giúp mẹ thư giãn khi mang thai tuần thứ 19

Bước vào tuần thứ 19 của thai kỳ, bạn đang trải qua khoảng thời gian thoải mái nhất khi mang thai. Lúc này những cơn ốm nghén đã tạm thời gian. Bụng bầu cũng chưa quá lớn. Do đó bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng đôi chút. Để tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc này bạn có thể thực hiện mẹo vặt như sau:

Tận hưởng thực phẩm tươi ngon

Bạn không còn ốm nghén nữa, thay vào đó là những cơn thèm ăn và nhu cầu năng lượng tăng dần. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày đủ năm dưỡng chất sau: tinh bột, protein, vitamin, chất khoáng, chất xơ. Bạn có thể tìm kiếm nguồn tinh bột lành mạnh từ gạo, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây…Đây không chỉ là nguồn tinh bột dễ tiêu hóa mà nó còn là nguồn bổ sung Vitamin B6 và B12 phong phú. Bổ sung thêm thịt nạc, thịt bò, các, trứng gà…đây là nguồn bổ sung Protein và khoáng chất cho cơ thể.Ngoài ra, đừng quên các loại trái cây và rau củ tươi ngon. Bạn có thể dùng nó trong các món salad hoặc sinh tố.

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết

Nước không chỉ giúp cân bằng các hoạt động sống của cơ thể, làm dịu mát những cơn bốc hỏa. Nó có là “nguyên liệu” chính cho việc điều hòa nước ối ở thai nhi. Do đó, đừng quên uống nước mỗi ngày. Bạn cần bổ sung ít nhất từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể uống các loại nước ép rau củ quả. tuy nhiên, bạn cần tránh các loại rau củ quả chứa nhiều đường, nó thể khiến bạn gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ.

Dành thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi

Mang thai tuần thứ 19 là khoảng thời gian thoải mái nhất. Do đó hãy tận hưởng nó. Bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga…những hoạt động này không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn có thể thực hiện “thai giáo” với thai nhi. Giúp bé cảm nhận những giá trị chân – thiện – mỹ ngay từ trong bụng mẹ.

Những điều cần tránh khi mang thai tuần thứ 19

Để tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn, bạn cần tránh những điều sau

  • Tránh thức ăn nhiều chất béo và cay nóng để ngăn ngừa chứng ợ nóng. Giữ một lối sống lành mạnh và ăn thức ăn nấu tại nhà.
  • Tránh đứng, ngồi quá lâu một tư thế
  • Tránh xa hút thuốc và uống rượu vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh căng thăng thần kinh và suy nhược cơ thể
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ
  • Tránh xa các hóa chất độc hại. Không sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất

Vào tuần thứ 19, bạn đã đi được nửa chặng đường thai kỳ. Bạn cần vượt qua một nửa chặng đường nữa. Bạn sẽ trải qua một số thay đổi về thể chất và tâm lý, một số có thể gây ra sự khó chịu. Nhưng tất cả những nỗi đau và tâm trạng khó chịu sẽ tan biến sau những tháng mong chờ háo hức. Đó là khi bạn ôm một thiên thần của mình trong vòng tay. 

Xem thêm

Tầm quan trọng của siêu âm tim thai trong thai kỳ

Thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ bầu khỏe mạnh

Rubella khi mang thai – những biến chứng nguy hiểm mẹ cần biết