Mang thai tuần thứ 35 – trái tim của bé phát triển hoàn thiện

mang-thai-tuan-thu-35-trai-tim-cua-be-phat-trien-hoan-thien-01

Khi mang thai tuần thứ 35, bạn đang ở trong những tuần cuối cùng tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này bé yêu đã gần như phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe thể chất và trí tuệ. Cùng Carerum tìm hiểu về sự phát triển và những điều mẹ cần lưu ý chuẩn bị chào đón thành viên mới nhé.

mang-thai-tuan-thu-35-trai-tim-cua-be-phat-trien-hoan-thien-01

Mang thai tuần thứ 35 và sự phát triển của thai nhi

Em bé trong tuần này được cho là có kích thước bằng một quả dưa ngọt. Trung bình, một em bé có chiều dài 18,19i46,2cm) và nặng 5,25lb (2,383kg) ( 2 ). Đến lúc này, sự phát triển của em bé đã gần hoàn tất.

Da: Các chất béo được tích tụ dưới da nhiều và dày hơn. Làn da của bé đã căng và mịn hơn

Xương: Phát triển đầy đủ

Tim và mạch máu Hoàn toàn phát triển

Não: Phát triển nhanh hơn trước. Bé hình thành các phản xạ tự nhiên với môi trường bên ngoài

Phổi : Hầu như được phát triển hoàn thiện và đang tạo ra chất hoạt động bề mặt. Các phế nang hình thành và hoàn thiện chức năng

Bộ phận sinh dục : Ở bé trai, tinh hoàn đi xuống đến bìu

Móng tay: Móng chân và móng tay kéo dài đến đầu ngón chân và ngón tay

Lanugo: Lớp lông tơ mịn bảo vệ ban đầu gần như đã bị bong ra khỏi cơ thể

Em bé đạt được tư thế cúi đầu xuống (vị trí đỉnh) trong tuần này và được cuộn tròn trong tử cung với hai chân cong về phía ngực. Mặc dù có rất ít chỗ cho em bé di chuyển bên trong bụng mẹ, nhưng bé thay đổi vị trí trong những chuyển động chậm mà bạn có thể cảm nhận được.

mang-thai-tuan-thu-35-trai-tim-cua-be-phat-trien-hoan-thien-02

Những dấu hiệu mang thai tuần thứ 35

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn so với trước đây. Lúc này em bé của bé đã phát triển gần như hoàn thiện về cân nặng và chức năng cơ thể. Cơ thể bạn trở nên nặng nề và ì ạch hơn. Ngoài ra, bạn còn gặp thêm các triệu chứng khó chịu như:

Nhức đầu khó chịu

Nếu đầu bạn đập thình thịch, có thể vì một số lý do, bao gồm quá nóng hoặc bị mắc kẹt trong một căn phòng ngột ngạt. Nghỉ ngơi và đi ra ngoài để có không khí hoặc mở cửa sổ. Ngoài ra bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi, uống nước nhiều hơn. Nó cũng giúp bạn giảm đau nhức đầu hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch

Các tĩnh mạch ở chân của bạn bắt đầu đau hoặc ngứa. Trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột và dồn áp lực xuống đôi chân có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức chân. Bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng lâu một tư thế. Đặt chân của bạn lên cao hơn, nó sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm cảm giác đau ngứa khó chịu.

Bệnh trĩ thai kỳ

Giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng lên bất cứ nơi nào – và nếu nó hiện diện bên trong trực tràng của bạn được gọi là bệnh trĩ. Ngoài ra, việc táo bón kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Để làm dịu chúng, nhẹ nhàng rửa bằng nước ấm và lau bằng giấy hoặc khăn mềm.

Chảy máu nướu 

Nướu của bạn vẫn có thể bị chảy máu hoặc đau nhức. Để tăng cường sức mạnh của nướu, hãy bổ sung nhiều vitamin C và vitamin E. Nó sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, cầm máu hiệu quả.

Mẩn ngứa

Nếu bạn đột nhiên bị nổi mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ ở bụng, bạn có thể bị PUPPP, viết tắt của sẩn nổi mề đay ngứa và mảng bám của thai kỳ. Các phát ban là lành tính và không gây nguy hiểm cho em bé hoặc bạn, nhưng chúng gây phiền nhiễu. Để làm dịu cơn ngứa, hãy thử bôi gel lô hội sau khi tắm.

Hiện tượng lơ đãng, hay quên

Có lẽ bạn đang lơ đãng hơn khi bạn đếm ngược các tuần. Khối lượng tế bào não của bạn thực sự bị thu hẹp. Trong thời gian này bạn cũng có thể thường xuyên mất ngủ, khó ngủ. Đặc biệt vào ban đêm. Điều này có thể khiến bạn thiếu ngủ, mệt mỏi. Do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi, xoa dịu cơ thể và ngủ nhiểu nhất có thể.

Co thắt tử cung

Bạn có thể đang trải qua một số cơn co thắt vì cơ thể bạn đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Nó sẽ xuất hiện nhiều hơn vào những tuần cuối thai kỳ. Nếu bạn thấy nó đến dồn dập cùng với đó là chuột rút, đau bụng, tiết dịch âm đạo hoặc rò rỉ nước ối…hãy đến ngay bệnh viện. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

Khi em bé lớn lên, bạn cũng sẽ trải qua những thay đổi về thể chất và cảm xúc vào thời điểm này. Đừng lo lắng, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sẽ dần phục hồi sau khi sinh. Do đó, hãy chú ý thăm khám thai kỳ và nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng thật tốt trong thai kỳ của mình.

mang-thai-tuan-thu-35-trai-tim-cua-be-phat-trien-hoan-thien-03

Những kiểm tra, xét nghiệm cần thực hiện khi mang thai tuần thứ 35

Trong tuần thứ 35 của thai kỳ, bạn cần có những cuộc kiểm tra sức khỏe và khám thai thường xuyên hơn. Điều này giúp bạn có thể cập nhật tình hình sức khỏe của bạn và mẹ nhanh chóng, chính xác. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra những chỉ định đảm bảo an toàn cho thai kỳ và quá trình chuyển dạ.

Siêu âm thai nhi: Thính giác của bé hiện đã được phát triển đầy đủ. Thai nhi 35 tuần phản ứng tốt nhất với những âm thanh chói tai. Nếu bạn đang mang thai một bé trai, bạn sẽ thấy trên siêu âm thai 35 tuần rằng tinh hoàn của nó có thể đã hạ xuống hoàn toàn. Siêu âm còn giúp bạn biết về các chỉ số sinh tồn của bé.

Xét nghiệm Strep nhóm B: Tuần này bạn có thể có Bài kiểm tra Strep nhóm B. Đối với nó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khu vực âm đạo và trực tràng của bạn và kiểm tra vi khuẩn có tên là Nhóm B Strep. Vi khuẩn này là phổ biến và sẽ không làm cho bạn bị bệnh, nhưng nó có thể gây hại cho em bé nếu chúng tiếp xúc với nó khi sinh. Nếu bạn dương tính bạn sẽ được cho dùng kháng sinh trong khi sinh để tránh phơi nhiễm.

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 35

Trong tuần thứ 35 của thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe và giúp bạn thoải mái hơn, bạn cần chú ý những điều sau:

Hoạt động nhẹ nhàng

Trong tuần thứ 35, cơ thể bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng và trở nên ì ạch hơn. Tuy nhiên để hạn chế tình trang sưng phù, tích nước, chuột ruột hay tê mỏi chân tay…Bạn nên dành thời gian hoạt động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và khí huyết lưu thông, giúp bạn giảm tê nhức hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Nên thực hiện ăn các bữa ăn lành mạnh và nấu tại nhà. Bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất cần thiết. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp bạn giảm bớt áp lực lên dạ dày và đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó giúp bạn đảm bảo sức khỏe trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

Cải thiện giấc ngủ

Một giấc ngủ dài giúp bạn nhanh chóng phục hồi năng lượng cho cơ thể. Do đó, hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể. Bạn có thể thử tắm nước ấm giúp giảm bớt sự khó chịu do chuột rút ở chân, bệnh trĩ và đau lưng. Hoặc đi bộ sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và có một giấc ngủ ngon. Đồng thời nên uống ít nước ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Điều này làm giảm ham muốn đi tiểu trong đêm và đảm bảo giấc ngủ không bị quấy rầy.

Giữ tinh thần thoải mái

Bạn nên lựa chọn các bộ đồ bầu rộng rãi và thoải mái. Bạn có thể massage, thư giãn có thể để xoa dịu những cơn đau lưng và đau nhức cơ thể. Dành nhiều thời gian hơn với gia đình và bạn bè của bạn. Đừng ngần ngại chia sẻ bất kỳ mối quan tâm với họ. Chia sẻ cũng giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh

Bạn chỉ còn một vài tuần nữa để chạm đích và chào đón bé yêu. Lúc này bạn nên chuẩn bị tâm lý trước khi sinh. Hãy tham gia vào các lớp học, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ và nuôi dạy con. Hỏi về ngân hàng máu cuống rốn và đăng ký cho bé, nếu bạn và gia đình có quan tâm. Ngoài ra, bạn nên chia sẻ với bé lớn (nếu bạn đã có con) về việc con chuẩn bị có thêm em bé. Sắp xếp việc chăm sóc con. Điều này có thể giúp đỡ rất nhiều trong khi bạn chuyển dạ.

Bạn đã đi được 35 tuần của cuộc hành trình. Chỉ còn một vài tuần nữa bạn có thể chạm đích và chào đón bé yêu. Hãy dành thời gian tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc này.

Xem thêm

Dây rốn cuốn cổ bé – nguyên nhân và mối nguy hiểm

Lời khuyên giúp mẹ tăng cường miễn dịch khi mang thai

Mang thai tuần thứ 34 – bé ‘trồng chuối” chuẩn bị chào đời